Các thành tạo Kreta trên phân bố rộng rãi ở vùng đông bể Bắc Ustyurt, nằm trên các độ sâu khác nhau với các độ dày khác nhau (bảng 3.2)
Bảng 3. 3 Độ sâu và độ dày của các thành tạo Kreta trên ở đông bể Bắc Ustyurt
Giếng khoan
Độ sâu (m)
Nam
Karaumbet Koskala-1 Koskala-2 Koskala-3
Đông
Barsakelmes Karakuduk-1 Muynak
Nóc 460 534 520 550 590 620 10
Đáy 1125 1307 1280 1300 1360 1380 740
Độ dày 665 773 760 750 770 760 730
Mặt cắt địa chất của các thành tạo này được mô tả ở giếng khoan Nam Karaumbek. Tại đây các thành tạo này được chia thành 2 phần rõ rệt: dưới là cát kết, sét kết và phần trên là cacbonat.
Về thành phần thạch học, phần dưới gồm cát kết, bột kết, sét kết. cát kết có màu xám, xám xanh, hạt nhỏ, vừa, nén ép yếu, thành phần thạch anh-fenspat, đôi chỗ thạch anh-glauconit, chứa sét, chứa vôi, gặp những tàn tích thực vật bị chôn vùi.
Bột kết màu xám, xám đen, chứa sét, chứa trầm tích thực vật bị chôn vùi, phần trên có chứa vôi.
Sét kết màu xám, xám đen, phớt xanh, chứa bột và những di tích pelycypoda, ammonit bảo tồn kém.
Căn cứ vào đặc điểm hóa đá, các thành tạo này được xếp vào bậc Xenomanian và Turonian. Độ dày phần dưới tại giếng khoan này là 355m.
Phần trên là các thành tạo Cacbonat. Chúng bao gồm các đá macnơ chiếm chủ yếu ở bên dưới và đá vôi ở bên trên.
Đá macnơ màu xám sáng, có những lớp trông giếng đá phấn, đôi nơi chứa sét, chứa tàn tích thực vật bị pyrit hóa và hóa đá bảo tồn kém. Phần dưới của tập đá macnơ là một tập cát kết màu xám xanh, hạt nhỏ, thành phần thạch anh fenspat.
Phủ bóc mòn lên các thành tạo đá macnơ là đá vôi màu xám trắng, phớt xanh, đôi nơi chứa cát, ở phần dưới chứa sét có pyrit và hóa đá.
Căn cứ vào đặc điểm hóa đá, các thành tạo phần trên được định tuổi là phụ thống Xenonian, Datian. Chúng được thành tạo trong môi trường biển, biển nông.