II. Phần Tây Nam của vùng, hình thái bề mặt Paleozoi ít bị phân dị Ở
4.2.1.2 Hệ thống dầu khí trong các thành tạo Devon trên – Cacbon dưới giữa (D 3-C2)
Theo các tài liệu giếng khoan, các thành tạo này phân bố rộng rãi trong vùng; trên gờ nâng Kuanish – Koskala, ở Bắc trũng Sudochi và Đông Bắc vùng nghiên cứu (Muynak-1). Tham gia vào các thành tạo này là đá vôi sinh vật bị nứt nẻ, hang hốc và các thành tạo acgilite màu đen với những lớp mỏng cát kết, bột kết. Chúng được hình thành trên thềm lục địa thụ động của đại dương cổ
Ural – Thiên Sơn. Các thành tạo này tạo nên điệp Karakuduk như đã nêu ở trên. Độ dày thay đổi từ 200m đến hơn 1000m.
Theo Abetov A.E và nnk (2002) trong các tập sét kết màu đen khá giàu vật liệu hữu cơ phân tán. Hàm lượng cacbonat hữu cơ cao, đạt từ 0.84 đến 1.54%. Với hàm lượng này, sét kết của điệp Karakuduk hoàn toàn thuộc loại đá sinh dầu khí. Loại HC này chủ yếu thuộc kiểu sapropel và chứng tỏ điệp này là một trong số chứa vật chất hữu cơ lỏng. Trong các tập đá vôi ở bên dưới, hàm lượng hữu cơ cũng đạt 1%. Trầm tích điệp Karakuduk được thành tạo trong môi trường thềm lục địa thụ động, môi trường ven bờ, trong điều kiện khử thuận lợi cho việc tích tụ vật liệu hữu cơ. Như vậy khả năng sinh của các loại sét màu đen trong các thành tạo này là tốt.
Acgilit bị chia cắt bởi nhiều hệ thống nứt nẻ có độ rộng khe nứt <0.01 đến 2.0mm và chiều dài nhỏ hơn 1mm đến 30-50mm, đôi nơi là khe nứt mở, đôi nơi chúng bị lấp đầy bởi canxit màu trắng. Khe nứt thẳng đứng hoặc gần thẳng đứng. Trên bề mặt những khe nứt thẳng đứng quan sát thấy những mặt trượt.
Ở một loạt các diện tích như Karakuduk, Karachalak, Kubla Chink, phần dưới của điệp này được cấu tạo bởi đá vôi dạng khối, chắc, màu đen, xám-đen xen kẹp các lớp acgilit mỏng chứa vật liệu hữu cơ dạng sapropel. Đá vôi cũng bị nứt nẻ, độ rỗng và thấm tốt. Độ rỗng mở trên đường cong địa vật lý đạt 7.2 – 13.5%, biểu hiện khí đạt 0.5-4.5%. Như vậy các thành tạo này hoàn toàn có khả năng chứa.
Như trên đã nêu, trên sơ đồ nóc của điệp Karakuduk đã khoanh định một diện tích có triển vọng (hình 4.1) được xác định là vùng Trung Tâm của Kuanish – Koskala được giới hạn bởi vùng Kyzylkair ở phía bắc và Kubla - Chink ở phía nam.
Hình 4. 1 Diện tích có triển vọng khoanh định ở gờ nâng Kuanish – Koskala trong đối tượng D3 – C2.
Trên đới nâng này đã phát hiện ra mỏ Karachalak, nằm ở phía Nam vùng khoanh định trên, cho dòng khí công nghiệp trong các thành tạo D3-C2. Dưới đây là mô tả đặc điểm cấu tạo, sản lượng khai thác của mỏ (hình 4.2).
Hình 4. 2 Sơ đồ cấu trúc nóc Paleozoi của mỏ khí Karachalak
Hình 4. 3 Mặt cắt địa chất – địa chấn (theo thời gian) qua mỏ Karachalak theo tuyến 32880388
Nằm ở vùng Kungrad của khu vực tự trị Karakalpakstan, cách nhà ga Kyrkkyz 55 km và cách 100 km so với thị trấn Kungrad về phía tây bắc. Cấu tạo Karachalak được phát hiện năm 1987 dựa trên tài liệu địa chấn tìm kiếm thu nổ giai đoạn 1984- 1987 (L.P.Bondarenko, D.R.Khegay) và được làm rõ trên tài liệu minh giải năm 1989 (I.I.Perelman, A.V.Rybachkov).
Bề mặt nóc trầm tích PZ (T