Thị trường gạo thành phố Long Xuyên

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 41)

5.2.1 Vài nét về Thành phố Long Xuyên

Thành phố Long Xuyên có diện tích khoảng 130km2, với dân số hơn 350.000 người, là đô thị cấp 3 trực thuộc tỉnh An Giang. Trong những năm vừa qua các hoạt động kinh tế-xã hội ở Long Xuyên liên tục phát triển, đặc biệt là sự ra đời của siêu thị Coop-Mart vào đầu năm 2007, trung tâm mua sắm lớn nhất Thành phố Long Xuyên. Thành phố Long Xuyên có 10.687 ha diện tích tự nhiên, gồm 10 đơn vị hành chính cơ sở là các phường: Mỹ Long, Mỹ Bình, Mỹ Xuyên, Mỹ Phước, Bình Đức và các xã: Mỹ Hòa, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng.

Địa giới hành chính thành phố Long Xuyên: Đông giáp huyện Chợ Mới và huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp); Tây giáp huyện Thoại Sơn; Nam giáp huyện Thốt Nốt (tỉnh Cần Thơ); Bắc giáp huyện Châu Thành.

Về hoạt động thương mại, Long Xuyên đứng đầu cả nước về hai ngành hàng: mua bán lúa gạo và công nghiệp chế biến thủy sản. Đặc biệt là ngàng hàng lúa gạo, bởi vì An Giang là tỉnh có sản lượng gạo cao nhất nước, vụ Đông Xuân 2008 toàn tỉnh đạt năng suất gần 1.631.303 tấn 8.

5.2.2 Hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên

Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh, muốn phát triển thị trường thì trước tiên phải tìm hiểu xem khách hàng ở thị trường đó cần gì, hành vi tiêu dùng như thế nào, có như vậy doanh nghiệp mới có kế hoạch mang tính khả thi cao, triển khai có hiệu quả. Theo quan điểm marketing thì “bán những gì khách hàng cần chứ không bán những gì doanh nghiệp có”. Đối với công ty Angimex cũng vậy, việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên giúp công ty biết rõ hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó có những kế hoạch cụ thể để đáp ứng các nhu cầu đó nhằm đạt được mục tiêu phát triển thị trường gạo Thành phố Long Xuyên vững chắc. Sau đây là phần tóm tắt hành vi tiêu dùng gạo của người dân Thành phố Long Xuyên được tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu thị trường từ bộ phận marketing của công ty.

8

pp

Các loại gạo đang dùng

Hiện nay trên địa bàn Thành phố Long Xuyên có hơn 14 tên gạo truyền thống được bán tại các cửa hàng (sạp) gạo như: Jasmin, Sóc Thái, Thần Nông, Thơm Lài,… và có mức giá từ 7.500 – 11.000đ/kg. Các loại gạo này được bày bán đại trà ở các chợ, một số loại đã được người bán pha trộn theo thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên chính điều này lại làm cho chất lượng gạo không ổn định, mua hai loại gạo có tên gọi giống nhau ở hai cửa hàng (sạp) khác nhau thì chất lượng khác nhau, gây khó khăn cho người tiêu dùng.

Ngoài ra ở siêu thị Coop – Mart có bán sản phẩm gạo đóng gói sẵn, có nhãn hiệu của các công ty như: gạo Kim Kê của công ty Minh Cát Tấn, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên, Thiên Nga của Công ty lương thực Tiền Giang, gạo Đài Loan của Công ty lương thực sông Hậu,…có giá cao hơn gạo bán ở chợ khoảng 500 – 1000đ/kg. Đặc biệt có các loại gạo cao cấp có giá đến 18.000 đồng/kg.

Biểu đồ 5.2 Sở thích và tỷ lệ các loại gạo đang được người tiêu dùng sử dụng

45% 34% 21% 16% 14% 9% 9% 6% 4% 4% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Sóc Thái Jasmin Thái Tấm Thái NT Chợ Đào

Trắng Tép Thần Nông

Tài Nguyên

Đài Loan Thơm Lài Sữa

Nơi mua gạo

Vì nằm trong vựa lúa của cả nước nên nguồn cung ứng gạo ở Thành phố Long Xuyên rất dồi dào, đa dạng về chất lượng cũng như giá cả. Gạo được tiêu thụ qua các kênh sau: cửa hàng gạo, siêu thị, sạp gạo ở chợ.

Theo kết quả khảo sát của Huỳnh Thị Kim Nhị (2006) và Nguyễn Lê Quốc Thạnh (2007)- sinh viên trường Đại học An Giang thì nơi mua gạo của người tiêu dùng ở Thành phố Long Xuyên được thể hiện ở biểu đồ 5.2.1. Dựa vào đó ta có thể thấy nơi mua gạo của người dân có sự chuyển dịch đáng kể, nếu như năm 2006 tỷ lệ mua gạo ở siêu thị chỉ có 3% thì năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 15% cho thấy gạo đóng gói, có thương hiệu ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, tỷ lệ người mua gạo ở các sạp ngoài chợ vẫn cao, sở dĩ người tiêu dùng thích mua gạo ở chợ vì được trực tiếp lựa chọn gạo và có thể đổi lại nếu dùng thử không vừa ý, hơn nữa được giao hàng tận nhà. Ngược lại, số lượng khách hàng mua gạo ở siêu thị ít vì không được giao tận nhà và không được đổi lại nếu dùng thử không vừa ý.

qq

Biểu đồ 5.2 Nơi mua gạo của người dân Thành phố Long Xuyên.

Siêu t hị, 3% Sạp gạo ở chợ, 60% Khác , 10% Cửa hàng gạo gần nhà, 27% Cửa hàng gạo gần nhà 8% Siêu thị 15% Khác 2% Sạp gạo ở chợ 75% Năm 2006 Năm 2007

Mức độ nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng

Đa số người tiêu dùng mua gạo bày bán đại trà ở chợ và việc lựa chọn gạo là theo thói quen hoặc kinh nghiệm chứ không tìm hiểu rõ xuất xứ, thành phần của gạo.Nên mức độ nhận biết thương hiệu gạo của người tiêu dùng không cao, có đến 12% người tiêu dùng không biết tên loại gạo mình đang dùng. Từ ngày có Siêu thị Co-op Mart thì các loại gạo đóng gói được bày bán nhiều hơn, gạo của các công ty lớn như: công ty lương thực Tiền Giang, công ty lương thực Sông Hậu, công ty TNHH Minh Cát Tấn cũng dần quen thuộc với người tiêu dùng. Cụ thể mưc độ nhận biết các thương hiệu trên như sau:.

Biểu đồ 5.4 Mức độ nhận biết thương hiệu gạo của người tiêu dùng

13% 18% 12% 14% 12% 15% 7% 9% 0% 5% 10% 15% 20% Kim kê Mê Kông Sông Hậu Chín con rồng vàng Thiên Nga Xuân Hồng Việt Đài Khác  Số lượng mua

rr Số lượng gạo dùng trung bình/hộ/tháng là 30 kg trong đó hộ dùng nhiều nhất lên đến 80kg tháng, ít nhất là 10 kg/tháng. Số lượng mỗi lần mua không nhiều, dao động từ 10kg – 50 kg/lần. Trong đó số hộ mua 10 kg/lần chiếm tỷ lệ 35%, tiếp theo là 20 kg chiếm 20%, 30 kg – 50 kg/lần chiếm 12%. Xu hướng lựa chọn gạo của người tiêu dùng là các loại gạo có mùi thơm và cho cơm dẻo.

Đa số người dân sống ở Thành phố Long Xuyên là cán bộ - công nhân viên. Cuộc sống ngày càng bận rộn nên thường xuyên thay thế bữa ăn gia đình bằng bữa ăn ở ngoài. Bên cạnh đó xu hướng giảm khẩu phần gạo trong bữa ăn, tăng các loại rau quả cũng phổ biến. Vì vậy số lượng gạo mỗi lần mua ít và họ chỉ mua khi gạo còn ăn đủ trong một đến hai ngày.

Mức độ ảnh hưởng của giá đối với người tiêu dùng

Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì giá cả là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua cùa khách hàng. Hiện nay thế giới đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lương thực do lượng cung không đủ cầu, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng kéo theo giá gạo nội địa cũng tăng trong thời gian qua.. Ở Thành phố Long Xuyên giá các loại gạo cũng tăng từ 500- 1000đ/kg so với thời điểm đầu năm 2008. Với mức giá từ 7.000đ – 10.000 đ/kg thì khoảng 63% người tiêu dùng cho rằng hợp lý, có thể chấp nhận được. Còn mức giá trên 10.000đ/kg tỷ lệ người tiêu dùng chấp nhận ít hơn, chỉ có 25%.

Biểu đồ 5.5 Mức độ ảnh hưởng của giá đối với người tiêu dùng

30% 23% 18% 5% 68% 64% 53% 25% 2% 13% 29% 70% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 7000-8000 8100-9000 9100-10000 >10000 Rẻ Chấp nhận được Mắc

Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo

Hiện nay, việc ngộ độc thực phẩm xảy ra phổ biến nên người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý đến yếu tố “sạch” của gạo, có sự lo ngại về việc dư lượng thuốc trừ sâu trong gạo. Mặc dù người tiêu dùng chưa thấy được những tác hại của gạo nhưng gạo được dùng hàng ngày nên nếu trong gạo có dư các hóa chất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng

ss xấu đến sức khỏe. Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo có dư lượng thuốc trừ sâu đến 68%, chứng tỏ người tiêu dùng có nhu cầu dùng gạo sạch rất cao.

Bỉểu đồ 5.6 Mối quan tâm, lo ngại của người tiêu dùng về gạo

68% 28% 26% 20% 0% 20% 40% 60% 80% Gạo có dư lượng thuốc trừ sâu Thành phần dinh dưỡng của gạo Chất lượng gạo không đồng đều Gạo để lâu bị mất mùi thơm

Tóm lại, người tiêu dùng gạo ở Thành phố Long Xuyên ngày càng chú ý hơn đến yếu tố an toàn khi dùng gạo, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên, vấn đề giá cả không còn là yếu tố quan trọng khi quyết định mua. Hiện nay, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu về việc ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt là phải bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng trở thành nhu cầu tất yếu của mọi người dân. Vì vậy, dự án gạo chất lượng cao, sạch an toàn của công ty Angimex là rất phù hợp và hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn.

5.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Nhờ thế công ty công ty mới biết được những điểm mình có ưu thế cạnh tranh hay bất lợi trong cạnh tranh. Biết được những mặt mạnh, mặt yếu, chiến lược của đối thủ để công ty có những bước đi thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng xử tốt trước những phản ứng của đối thủ..

Hiện nay, ở Thành phố Long Xuyên có nhiều sản phẩm gạo đóng gói của các công ty khác nhau, các sản phẩm này đang dần quen thuộc với người tiêu dùng. Vì vậy khi tham gia vào thị trường này, Angimex phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do thời gian nghiên cứu có hạn và các hạn chế trong việc thu thập dữ liệu thứ cấp của các đối thủ nên chỉ chọn 2 đối thủ chính của công ty để phân tích, đó là: Công ty TNHH Minh Cát Tấn và Công ty Lương thực Tiền Giang.

5.3.1 Công ty TNHH Minh Cát Tấn

Địa chỉ: 04 Đoàn Thị Điểm, Phường 1, Quận. Phú Nhuận ĐT: (84-8) 9.956.183 Fax: (84-8) 9.996.188

tt Website: www.kimke.com hoặc www.minhcat.com

Đây là công ty kinh doanh gạo đóng gói của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong số ít công ty chú trọng xây dựng thương hiệu gạo nội địa. Tham gia thị trường từ năm 2003, đến nay thương hiệu gạo Kim Kê của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, sản lượng tiêu thụ nội địa khoàng 150 tấn/tháng, chiếm 30% thị phần ở các siêu thị. Nhận thức đúng được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngay từ khi mới thành lập, Minh Cát Tấn đã lập ra bộ phận marketing vững vàng, đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp. Thị trường kinh doanh chính của công ty là các thành phố lớn như: thành phố Hố Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…lượng khách hàng của công ty đã ổn định và ngày càng được mở rộng.

Sản phẩm:

Sản phẩm của công ty rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và được chứng nhận “vì sức khỏe cộng đồng” do gạo không dư lượng thuốc trừ sâu. Sản phẩm được đóng gói 5kg, 10kg, 20kg.

Bảng 5.7 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty Tên gạo Đơn giá (đ/kg)

Mềm xốp 12,500

Dẻo thơm 13,000

Đặc biệt 14,000

V.I..P 19,000

.

Hình 5.1 Một số hình ảnh về sản phẩm gạo của công ty

Khách hàng mục tiêu: tập trung vào công chức, người có thu nhập khá trở lên

uu

Điểm mạnh:

Do chú ý xây dựng thương hiệu một cách bài bản và chất lượng gạo ổn định nên thương hiệu gạo Kim Kê đã dần chinh phục được người tiêu dùng.

Có hệ thống phân phối rộng gồm: các siêu thị và cửa hàng riêng ( giao hàng tận nhà) Tổ chức bán hàng chuyên nghiệp, người mua có thể đặt hàng trên website của công ty và nhân viên sẽ giao tận nhà.

Gạo đã đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về qui trình sản xuất và chất lượng.

Có nhà hàng chuyên về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo taị thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của chuỗi nhà hàng này là bước khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực, góp phần đưa thương hiệu gạo của công ty ngày càng tiến xa.

Điểm yếu:

Bao bì đẹp, màu vàng sáng gây chú ý nhưng người tiêu dùng không thấy được gạo bên trong.

Vùng nguyên liệu ở xa, gây khó khăn trong việc thực hiện đồng nhất từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất ra thành phẩm.

Định hướng phát triển:

Tiếp tục khẳng định uy tín của thương hiệu bằng cách: cải tiến và đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng những cam kết về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh việc tiêu thụ trong nước, Minh Cát Tấn cũng đang hướng đến việc xuất khẩu gạo ra nước ngoài.

Công ty Minh Cát Tấn đã đi đúng hướng khi tập trung xây dựng thương hiệu gạo trên thị trường nội địa trong khi chưa có doanh nghiệp nào thực sự chú trọng xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Định hướng xuất khẩu gạo có thương hiệu của công ty ra nước ngoài cũng góp phần nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Có thể nói đây là đối thủ mạnh của Angimex khi tham gia vào thị trường nội địa.

5.3.2 Công ty lương thực Tiền Giang

Tên giao dịch: Tigifood

Trụ sở chính: 256 khu phố 2, phường 10, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang Điện thoại: (84.73) 855.683

Fax: (84.83) 855.789 Email: tgfood@hcm.vnn.vn

Website: tigifood.com

Tigifood là một trong các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm là 300.000-400.000 tấn gạo các loại cho hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Trong những năm gần đây công ty đã quan tâm hơn

vv đến việc kinh doanh gạo ở thị trường trong nước, một số sản phẩm của công ty đã được khách hàng đánh giá cao.

Phương châm kinh doanh: “Chất lượng là tuyệt đối” Sản phẩm

Sản phẩm của công ty trên thị trường nội địa có rất nhiều nhãn hiệu với mức giá từ 7.500-11.900đ/kg, ở siêu thị Co-op Mart tại Thành phố Long Xuyên cũng có bán một số sản phẩm của công ty như: gạo Tài Nguyên, gạo Chín Rồng Vàng, gạo Hồng Hạc, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, gạo Thiên Nga…

Hình 5.2 Sản phẩm gạo của công ty lương thực Tiền Giang

Khách hàng: phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, chưa tập trung chủ yếu vào đối tượng nào.

Kênh phân phối: phân phối chủ yếu qua hệ thống siêu thị

Thị trường: TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây

Điểm mạnh:

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với công suất lớn, đội ngũ kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến và bảo quản đúng yêu cầu của khách hàng.

Là doanh nghiệp lớn, đã tạo được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh gạo.

Có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Bao tiêu vùng nguyên liệu rất lớn, khoảng 15.000 ha.

Sản phẩm gạo Chín rồng Vàng và gạo Hồng Hạc của công ty được khách hàng đánh giá cao.

Điểm yếu:

Hiện tại công ty chưa có chương trình quảng bá hay xây dựng thương hiệu nào hấp dẫn đối với người tiêu dùng, không có dịch vụ gì đặc biệt kèm theo sản phẩm.

Gạo có quá nhiều nhãn hiệu, phục vụ khách hàng đại trà, không tập trung vào một đối

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)