Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 45 - 49)

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Nhờ thế cơng ty cơng ty mới biết được những điểm mình có ưu thế cạnh tranh hay bất lợi trong cạnh tranh. Biết được những mặt mạnh, mặt yếu, chiến lược của đối thủ để cơng ty có những bước đi thích hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và ứng xử tốt trước những phản ứng của đối thủ..

Hiện nay, ở Thành phố Long Xuyên có nhiều sản phẩm gạo đóng gói của các cơng ty khác nhau, các sản phẩm này đang dần quen thuộc với người tiêu dùng. Vì vậy khi tham gia vào thị trường này, Angimex phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Do thời gian nghiên cứu có hạn và các hạn chế trong việc thu thập dữ liệu thứ cấp của các đối thủ nên chỉ chọn 2 đối thủ chính của cơng ty để phân tích, đó là: Cơng ty TNHH Minh Cát Tấn và Công ty Lương thực Tiền Giang.

5.3.1 Công ty TNHH Minh Cát Tấn

Địa chỉ: 04 Đoàn Thị Điểm, Phường 1, Quận. Phú Nhuận ĐT: (84-8) 9.956.183 Fax: (84-8) 9.996.188

tt Website: www.kimke.com hoặc www.minhcat.com

Đây là cơng ty kinh doanh gạo đóng gói của Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong số ít cơng ty chú trọng xây dựng thương hiệu gạo nội địa. Tham gia thị trường từ năm 2003, đến nay thương hiệu gạo Kim Kê của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, sản lượng tiêu thụ nội địa khoàng 150 tấn/tháng, chiếm 30% thị phần ở các siêu thị. Nhận thức đúng được tầm quan trọng của thương hiệu nên ngay từ khi mới thành lập, Minh Cát Tấn đã lập ra bộ phận marketing vững vàng, đặc biệt chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp. Thị trường kinh doanh chính của công ty là các thành phố lớn như: thành phố Hố Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,…lượng khách hàng của công ty đã ổn định và ngày càng được mở rộng.

Sản phẩm:

Sản phẩm của công ty rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và được chứng nhận “vì sức khỏe cộng đồng” do gạo không dư lượng thuốc trừ sâu. Sản phẩm được đóng gói 5kg, 10kg, 20kg.

Bảng 5.7 Các sản phẩm tiêu biểu của công ty Tên gạo Đơn giá (đ/kg)

Mềm xốp 12,500

Dẻo thơm 13,000

Đặc biệt 14,000

V.I..P 19,000

.

Hình 5.1 Một số hình ảnh về sản phẩm gạo của công ty

Khách hàng mục tiêu: tập trung vào cơng chức, người có thu nhập khá trở lên Slogan: “Bữa cơm ngon cho gia đình hạnh phúc”

uu

Điểm mạnh:

Do chú ý xây dựng thương hiệu một cách bài bản và chất lượng gạo ổn định nên thương hiệu gạo Kim Kê đã dần chinh phục được người tiêu dùng.

Có hệ thống phân phối rộng gồm: các siêu thị và cửa hàng riêng ( giao hàng tận nhà) Tổ chức bán hàng chuyên nghiệp, người mua có thể đặt hàng trên website của công ty và nhân viên sẽ giao tận nhà.

Gạo đã đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về qui trình sản xuất và chất lượng.

Có nhà hàng chun về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo taị thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của chuỗi nhà hàng này là bước khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực, góp phần đưa thương hiệu gạo của công ty ngày càng tiến xa.

Điểm yếu:

Bao bì đẹp, màu vàng sáng gây chú ý nhưng người tiêu dùng không thấy được gạo bên trong.

Vùng nguyên liệu ở xa, gây khó khăn trong việc thực hiện đồng nhất từ khâu thu mua nguyên liệu đến khâu sản xuất ra thành phẩm.

Định hướng phát triển:

Tiếp tục khẳng định uy tín của thương hiệu bằng cách: cải tiến và đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng những cam kết về chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh việc tiêu thụ trong nước, Minh Cát Tấn cũng đang hướng đến việc xuất khẩu gạo ra nước ngồi.

Cơng ty Minh Cát Tấn đã đi đúng hướng khi tập trung xây dựng thương hiệu gạo trên thị trường nội địa trong khi chưa có doanh nghiệp nào thực sự chú trọng xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Định hướng xuất khẩu gạo có thương hiệu của cơng ty ra nước ngồi cũng góp phần nâng cao vị thế của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Có thể nói đây là đối thủ mạnh của Angimex khi tham gia vào thị trường nội địa.

5.3.2 Công ty lương thực Tiền Giang

Tên giao dịch: Tigifood

Trụ sở chính: 256 khu phố 2, phường 10, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang Điện thoại: (84.73) 855.683

Fax: (84.83) 855.789 Email: tgfood@hcm.vnn.vn Website: tigifood.com

Tigifood là một trong các công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam, với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm là 300.000-400.000 tấn gạo các loại cho hầu hết các thị trường tiêu thụ trên thế giới. Trong những năm gần đây công ty đã quan tâm hơn

vv đến việc kinh doanh gạo ở thị trường trong nước, một số sản phẩm của công ty đã được khách hàng đánh giá cao.

Phương châm kinh doanh: “Chất lượng là tuyệt đối”

Sản phẩm

Sản phẩm của cơng ty trên thị trường nội địa có rất nhiều nhãn hiệu với mức giá từ 7.500-11.900đ/kg, ở siêu thị Co-op Mart tại Thành phố Long Xuyên cũng có bán một số sản phẩm của cơng ty như: gạo Tài Nguyên, gạo Chín Rồng Vàng, gạo Hồng Hạc, gạo Nàng Thơm Chợ Đào, gạo Thiên Nga…

Hình 5.2 Sản phẩm gạo của cơng ty lương thực Tiền Giang

Khách hàng: phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, chưa tập trung chủ yếu vào đối

tượng nào.

Kênh phân phối: phân phối chủ yếu qua hệ thống siêu thị

Thị trường: TP.HCM, An Giang, Cần Thơ và một số tỉnh miền Tây

Điểm mạnh:

Cơng ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại với công suất lớn, đội ngũ kỹ thuật thành thạo và nhà xưởng thiết kế đúng tiêu chuẩn, luôn đảm bảo thực hiện sản xuất, chế biến và bảo quản đúng yêu cầu của khách hàng.

Là doanh nghiệp lớn, đã tạo được uy tín trong lĩnh vực kinh doanh gạo.

Có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định. Bao tiêu vùng nguyên liệu rất lớn, khoảng 15.000 ha.

Sản phẩm gạo Chín rồng Vàng và gạo Hồng Hạc của công ty được khách hàng đánh giá cao.

Điểm yếu:

Hiện tại cơng ty chưa có chương trình quảng bá hay xây dựng thương hiệu nào hấp dẫn đối với người tiêu dùng, khơng có dịch vụ gì đặc biệt kèm theo sản phẩm.

Gạo có quá nhiều nhãn hiệu, phục vụ khách hàng đại trà, không tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.

Sản lượng gạo tiêu thụ nội địa thấp.

Bao bì nhiều loại, thiết kế khác nhau nên khi nhìn vào khách hàng khó có thể phân biệt sản phẩm của công ty với các công ty khác.

ww

Định hướng phát triển:

Mục tiêu và định hướng đến năm 2010 là nâng cao tỷ trọng gạo chất lượng cao, chiếm 30% tổng sản lượng bán ra (khoảng 500.000 tấn /năm).

Cơng ty có kế hoạch đầu tư 4 dây chuyền chế biến gạo đồng bộ theo hướng hiện đại, chuyên sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao.

Tiếp tục mở rộng thị trường gạo nội địa.

Công ty lương thực Tiền Giang là doanh nghiệp lớn, có uy tín, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường gạo nội như: có nguồn nguyên liệu dồi dào, có thể phát triển sản phẩm đa dạng về chất lượng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có tiềm lực tài chính, dây chuyền công nghệ hiện đại. Nếu công ty tập trung đầu tư,

xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt thì năng lực cạnh tranh sẽ rất cao. Nhìn chung, cơng ty TNHH Minh Cát Tấn và công ty Lương Thực Tiền Giang đều có

những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong quá trình kinh doanh gạo nội địa. Sau khi phân tích hai đối thủ cạnh tranh Angimex có thể rút ra những kinh nghiệm cho mình trong tiến trình xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường gạo nội địa. Angimex cần tập trung xây dựng thương hiệu một cách bài bản, chuyên nghiệp, xác định thị trường mục tiêu và kế hoạch phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)