- Phòng kế toán do kế toán trưởng Nguyễn Thu Thủy chịu trách nhiệm, dưới là một nhân viên kế toán tại đại lý và một nhân viên kế toán tại kho hàng và một thủ quỹ, ha
2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Nợ phải trả: công ty không có khoản nợ dài hạn nên tổng giá trị nợ ngắn hạn cũng chính là tổng giá trị nợ phải trả của công ty.
Nợ ngắn hạn: Năm 2009, nợ ngắn hạn của công ty là 1.112.104.140 VNĐ, chiếm 68,24% tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ này có thẻ nói là cao và công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính một cách khá mạo hiểm. Năm 2010, nợ ngắn hạn là 3.001.615.093 VNĐ, tăng 147,14% tương đương 1.889.510.953 VNĐ, chiếm 85,06%. Tỷ lệ nợ quá cao so với vốn chủ sở hữu khiến tình hình tài chính công ty ở mức báo động, sự mất cân đối giữa nợ và vốn chủ sở hữu có nguyên nhân từ việc lượng tiền mặt của công ty không đủ cho các nhu cầu thanh toán, giao dịch trong ngắn hạn và vốn bị đọng rất nhiều ở hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn nên công ty phải đi tìm nguồn tài trợ từ vốn vay. Việc tỷ lệ quá cao như vậy khiến cho uy tín của công ty bị giảm, tăng áp lực trả nợ và lãi vay cho tài chính công ty. Năm 2011, nợ ngắn hạn là 411.052.870 VNĐ, giảm 86,02% tức là giảm 2.590.562.223 VNĐ so với năm 2010, giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn xuống còn 41,13% tổng nguồn vốn. Nợ tín dụng của công ty là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn, vì vậy việc giảm nợ phải trả là một việc tốt trong điều kiện kinh doanh khó khăn, giảm sức ép về trả lãi và nợ cho công ty. Việc giảm nợ phải trả còn cho thấy tình hình tài chính công ty đã có dấu hiệu khả quan hơn và tỷ lệ nợ với vốn chủ sở hữu đã ở mức chấp nhận được.
Vốn chủ sở hữu:
- Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do công ty giữ lại lợi nhuận kinh doanh trong năm không phân phối.
Năm 2009, vốn chủ sở hữu là 500.054.246 VNĐ, chiếm tỷ trọng 30,69% tổng nguồn vốn. Năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 1,71% tức là tăng thêm 8.588.864 VNĐ nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm xuống còn 14,41% trong tổng nguồn vốn, đó là vì vốn chủ sở hữu tăng quá ít so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 147,14%. Năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng thêm 3,63%, tức là tăng thêm 18.463.691 VNĐ, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên chiếm 52,74% tổng nguồn vốn, việc tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu được cơ
cấu lại chủ yếu là do khoản nợ của năm trước đã trả hết. Việc tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu khiến cơ cấu tài chính của công ty an toàn hơn, làm tăng uy tín của công ty và sẽ dễ dàng hơn cho công ty khi muốn đi tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
Năm 2009, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 17.499.325 VNĐ, chiếm 1,07% tổng nguồn vốn. Năm 2010, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 18.463.691 VNĐ, tăng 5,51%, nhưng tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lại giảm còn 0,53% tổng nguồn vốn. Có thể thấy trong hai năm này, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty rất ít, việc kinh doanh không thu được nhiều lợi nhuận. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 61.260.669 VNĐ, tăng mạnh thêm 231,79% so với năm 2010, nâng tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong tổng nguồn vốn lên 6,13%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do năm 2011, công ty đã trả được hết nợ của năm trước và giảm được chi phí lãi vay, cũng như đã thu hồi được các khoản trả trước ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn kho, doanh thu thu về cao hơn.
Qua phân tích khái quát về sự biến động của nguồn vốn có thể thấy công ty quá phụ thuộc vào nguồn vay vốn ngắn hạn, tỷ trọng nợ ngắn hạn luôn cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn, cho thấy cơ cấu tài chính của công ty rất bất hợp lý, tình hình tài chính không ổn định và đang trong tình trạng báo động. Đến năm 2011, nợ ngắn hạn giảm làm tỷ lệ nợ phải trả giảm còn 41,13% tổng nguồn vốn và sự tăng của vốn chủ sở hữu lên 58,87% tổng nguồn vốn đã điều chỉnh cơ cấu tài chính của công ty, tuy rằng công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngắn hạn nhưng rủi ro và áp lực tài chính đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xem xét lại cơ cấu tài chính của công ty và bố trí lại sao cho phù hợp bằng cách tiếp tục giảm tỷ trọng vốn vay ngắn hạn, sử dụng nguồn tài trợ bằng vay dài hạn và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn.
2.3. Phân tích cơ cấu tài chính
Phân tích bao gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Sử dụng cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ tạo ra hiệu ứng đòn bấy tài chính dương. Hiệu ứng này gia tăng tiềm năng tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp. Rủi ro của các chủ nợ cũng gia tăng cùng hệ số nợ. Khi số nợ của doanh nghiệp càng nhiều so với vốn chủ sở hữu thì khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp càng cao, nguy cơ các chủ nợ không thu hồi được các khoản nợ càng tăng. Bởi vậy, phân tích cơ cấu tài chính có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với chủ doanh nghiệp mà còn đối với chủ nợ và nhà đầu tư.
Các tỷ số dùng để phân tích cơ cấu tài chính sẽ chỉ ra các rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.