Thời gian thu tiền bán hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề tại công ty TNHH Liên Tiến (Trang 44 - 47)

- Phòng kế toán do kế toán trưởng Nguyễn Thu Thủy chịu trách nhiệm, dưới là một nhân viên kế toán tại đại lý và một nhân viên kế toán tại kho hàng và một thủ quỹ, ha

2.5.4. Thời gian thu tiền bán hàng

Thời gian thu tiền bán hàng = Các khoản phải thu bình quân x 365 Doanh thu thuần

Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Thời gian thu tiền bán hàng càng ngắn sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá nhỏ thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn.

Bảng 2.15. Bảng phân tích thời gian thu tiền bán hàng2009 – 2011:

Đơn vị : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2009 - 2010 2010 - 2011Tuyệt Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Các khoản phải thu bình quân 855.803.571 1.664.087.508 1.348.877.806 808.283.937 94,5 (315.209.702) (18,93) Doanh thu thuần 29.301.455.038 29.149.635.249 26.418.324.339 (151.819.789) (0,52) (2.731.310.910) (9,37) Thời gian thu tiền bán hàng 10,66 20,84 18,64 10,18 (2,2)

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Liên Tiến Năm 2009, thời gian thu tiền bán hàng bình quân của công ty là 10,66 ngày. Xét trên quy mô công ty là một doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ và phân phối hàng công nghệ phẩm, chỉ số này là phù hợp với công ty.

Năm 2010, thời gian thu tiền bán hàng bình quân của công ty là 20,84, tăng thêm 10,18 ngày. Nguyên nhân do các khoản phải thu tăng mạnh thêm 94,5%, tương đương 808.283.937 VNĐ và doanh thu thuần giảm nhẹ 0,52%, tương đương 151.819.789 VNĐ so với năm 2009. Điều này chứng tỏ vốn của công ty bị các đối tác chiếm dụng nhiều, đồng thời tình hình kinh doanh trong năm cũng không thuận lợi.

Năm 2011, thời gian thu tiền bình quân giảm 2,2 ngày xuống còn 18,64 ngày. Tuy nhiên xét thêm việc cả các khoản phải thu và doanh thu thuần đều giảm, cụ thể các khoản phải thu giảm 18,93% và doang thu thuần giảm 9.37% so với năm trước có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty chưa hẳn là tốt lên, công ty nên dãn thời gian thu nợ để giữ khách hàng.

So sánh với thời gian thu tiền bán hàng bình quân của Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau là 26,7 ngày, của Công ty Cổ phần Thương mại - Dịch vụ Bến Thành là 198 ngày, có thể thấy thời gian thu tiền bán hàng bình quân của công ty là nhanh. Nguyên nhân là do quy mô công ty nhỏ, lượng vốn ít, tiền mặt của công ty không đủ cho các nhu cầu thanh toán, công ty phải đi vay ngắn hạn để tài trợ cho các nguồn này. Thời gian thu tiền bán hàng nhanh sẽ làm tăng hiệu quả của việc chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền mặt, giúp tăng luồng tiền mặt, từ đó nâng cao khả năng trả nợ trong ngắn hạn của công ty.

2.5.5.Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp

Thời gian thanh toán tiền mua

hàng =

Các khoản phải trả bình quân

x 365 Giá trị hàng mua có thuế

Bảng 2.16. Bảng phân tích thời gian thanh toán tiền mua hàng 2009 – 2011:

Đơn vị : VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2009 – 2010 2010 - 2011Tuyệt Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Các khoản phải trả bình quân 460.206.533 499.938.148 195.604.476 39.731.615 8,62 (304.333.672) (60,92) Giá trị hàng mua có thuế 28.907.281.176 28.720.315.977 25.691.954.121 (186.965.199) (0,64) (3.028.361.856) (10,54) Thời gian thanh toán tiền mua hàng 7,3 6,35 2,78 (0,95) (3,57)

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Liên Tiến Chỉ số này cho thấy uy tín của công ty đối với đối tác và một phần khả năng thanh toán nợ của công ty.

Nhìn chung qua ba năm, thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp của công ty càng ngày càng rút ngăn lại.

Năm 2009, thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp của công ty là 7,3 ngày. Năm 2010, thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp giảm 0,95 ngày xuống còn 6,35 ngày và năm 2011 giảm 3,57 ngày còn 2,78 ngày.

Đây là dấu hiệu xấu vì công ty đã giảm uy tín đối với nhà cung cấp, khả năng thanh toán bị suy giảm, việc chiếm dụng vốn của đối tác giảm cũng có thể gây khó khăn trong tài chính cho công ty.

2.6. Phân tích t s v kh năng doanh li

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của doanh nghiệp, nó là biểu hiện các các quyết định và chính sách của doanh nghiệp, hay nói cách khác đi nó thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích ở đây chỉ tập trung khảo sát các chỉ tiêu Lợi nhuận - phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, lợi nhuận với vốn chủ sở hữu, lợi nhuận với tổng tài sản. Các tỷ số tài chính về doanh lợi là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì bất kỳ nhà kinh doanh nào khi bỏ vốn và đẩu tư ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có cùng mục đích là lợi

nhuận. Thông qua việc phân tích các tỷ số về kinh doanh lợi mà nhà đầu tư có thể quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nền kinh tế thế giới có nhiều biến động (khủng hoảng tài chính) thì vấn đề lợi nhuận được đặt ra hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp, nó là điều kiện sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp, để đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn tự có doanh nghiệp còn phải chiếm dụng hoặc đi vay, khoản này doanh nghiệp phải trả lãi theo thỏa thuận. Do vậy mà doanh nghiệp phải tính đến khoản lợi nhuận tạo ra từ nguồn vốn vay vì doanh nghiệp không thể đi vay vốn để sản xuất kinh doanh khi lợi nhuận không đủ để trả nợ tiền vay.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề tại công ty TNHH Liên Tiến (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w