- Phòng kế toán do kế toán trưởng Nguyễn Thu Thủy chịu trách nhiệm, dưới là một nhân viên kế toán tại đại lý và một nhân viên kế toán tại kho hàng và một thủ quỹ, ha
2.3.3. Tỷ số tự tài trợ (tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH)
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn CSH = NVCSH + Nợ dài hạn Tổng TS
Tỷ số này cho biết khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản. Tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro về tài chính càng nhỏ, doanh nghiệp đảm bảo độc lập về mặt tài chính. Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do hệ số đòn bẩy tài chính thấp. Đồng thời tỷ số này cao cũng giúp doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài dễ dàng hơn.
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 0,5, tình hình tài chính là không vững chắc vì phần nợ lớn hơn phần vốn chủ sở hữu.
Giá trị đẹp nhất của tỷ số này là 0,5.
Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn CSH 2009 - 2011
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2009 - 2010 2010 - 2011Tuyệt Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) NVCSH và Nợ dài hạn 517.553.571 527.106.801 588.367.470 9.553.230 1,85 61.260.669 11,62 Tổng TS 1.629.657.711 3.528.721.894 999.420.340 1.899.064.183 116,57 (2.529.301.554) (71,68) Tỷ số tự tài trợ 0,32 0,15 0,59 (0,17) 0,44
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Liên Tiến Giai đoạn 2009 – 2010, tỷ số tự tài trợ của công ty đều rất thấp, năm 2009 là 0,32, đến năm 2010 giảm 0,17 còn 0,15. Trong hai năm, tỷ số tự tài trợ của công ty đều nhỏ hơn 0,5, điều này chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không vững chắc, đặc biệt là năm 2010, tỷ số tự tài trợ quá thấp, nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn tăng thêm 1,85% và tổng tài sản tăng mạnh thêm 116,57%, tình hình tài chính của công ty là đáng báo động vì phần nợ ngắn hạn lớn hơn phần vốn chủ sở hữu rất nhiều. Nguyên nhân là do công ty bị tồn kho hàng hóa và đặc biệt là khoản mục các khoản phải thu quá lớn, công ty phải đi vay ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn 2010 – 2011, tỷ số tự tài trợ của công ty đã tăng thêm 0,44 lên 0,59 vào năm 2011,đó là do sự tăng thêm 11,62% của nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản giảm 71,68%, tương đương giảm 2.529.301.554 VNĐ. Sự giảm mạnh của tổng tài sản năm 2011 có nguyên nhân chính do công ty đã cơ cấu lại các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Tình hình tài chính của công ty đã qua giai đoạn bất ổn và ổn định trở lại. 2.3.4. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng TS = Tổng nợ Tổng TS
Bảng 2.7. Bảng phân tích tỷ số nợ trên tổng TS 2009 - 2011
Đơn vị : VNĐ
Chỉ
tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2009 - 2010 2010 - 2011Tuyệt Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nợ 1.112.104.140 3.001.615.093 411.052.870 1.889.510.953 169,87 (2.590.562.223) (86,3) Tổng TS 1.629.657.711 3.528.721.894 999.420.340 1.899.064.183 116,57 (2.529.301.554) (71,68) Tỷ số nợ trên tổng TS 0,68 0,85 0,41 0,17 (0,44)
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Liên Tiến Năm 2009, tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0,68 lần cho thấy 68% tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn vay.
Năm 2010, tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng thêm 0,17 lần lên mức 0,85 lần do tổng nợ tăng thêm 169,87%, tức là tăng thêm 1.889.510.953 VNĐ, tăng nhiều hơn mức tăng của tổng tài sản là 116,57% . Việc sử dụng nợ là quá cao, có thể vượt quá khả năng trả nợ của công ty, đồng thời tăng chi phí đi vay và áp lực trả lãi của công ty.
Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0,41 lần, giảm 0,44 lần so với năm 2010. So với chỉ số của ngành là 0,61 lần thì tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty là khá tốt và khả năng thanh toán nợ của công ty đã tốt lên rất nhiều so với năm 2010, đồng thời giảm đáng kể chi phí vay vốn, áp lực trả nợ cho công ty.