Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề tại công ty TNHH Liên Tiến (Trang 36 - 37)

- Phòng kế toán do kế toán trưởng Nguyễn Thu Thủy chịu trách nhiệm, dưới là một nhân viên kế toán tại đại lý và một nhân viên kế toán tại kho hàng và một thủ quỹ, ha

2.3.5. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn CSH = Tổng nợ Vốn CSH

Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguồn vốn không hoàn trả, điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Nếu tỷ lệ này càng cao thì có khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được các khoản nợ theo những điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý hoặc cũng có thể dòng tiền của doanh nghiệp sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay.

Bảng 2.8. Bảng phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2009 - 2011

Đơn vị : VNĐ

Chỉ

tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2009 - 2010 2010 - 2011Tuyệt Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nợ 1.112.104.140 3.001.615.093 411.052.870 1.889.510.953 169,87 (2.590.562.223) (86,3) Vốn CSH 517.553.571 527.106.801 588.367.470 9.553.230 1,85 61.260.669 11,62 Tỷ số nợ trên vốn CSH 2,15 5,6 0,7 3.45 (4,9)

Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Liên Tiến Năm 2009, tỷ số nợ trên vốn CSH là 2,15 lần, công ty huy động lượng vốn vay gấp 2,15 lần vốn CSH, hoạt động kinh doanh phụ thuộc gần như hoàn toàn vào vốn vay. Điều này làm tăng rủi ro và chi phí vay vốn và chi trả lãi vay của công ty. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, so sánh với Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau có tỷ số nợ trên vốn CSH là 2,12, tình hình tài chính của công ty cần phải được xem xét.

Năm 2010, tỷ số nợ trên vốn CSH là 5,6 lần, tăng 3,45 lần so với năm 2009 do tổng nợ tăng thêm 169,87% tương ứng tăng 1.889.510.953 VNĐ lên 3.001.615.093 VNĐ nhưng vốn CSH tăng 1,85% - tăng thêm 9.553.230 VNĐ, tăng không đáng kể. So sánh với chỉ số ngành là 1,67 thì việc sử dụng nợ của công ty là mạo hiểm, rủi ro vỡ nợ rất cao. Nguyên nhân chính của sự gia tăng trong tổng nợ là do lượng tiền mặt quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán và lượng vốn lớn của công ty bị đọng ở hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn, công ty phải đi vay ngắn hạn để thanh toán các khoản phải trả.

Năm 2011, tỷ số nợ trên vốn CSH là 0,7 lần, giảm 4,9 lần so với năm 2009, có thể thấy công ty đã cơ cấu lại nợ, trả hết nợ cũ làm giảm nợ 86,3% tương ứng 2.590.562.223 VNĐ còn 411.052.870 VNĐ và vốn CSH tăng 11,62% , khả năng thanh toán đã được cải thiện đáng kể, rủi ro vỡ nợ không còn cao nữa. Tổng nợ của công ty giảm mạnh là do công ty đã giảm được vốn đọng bằng cách giảm lượng hàng tồn kho và thu được nợ của năm trước.

So sánh với chỉ số của ngành là 1,67 và của Công ty Cổ phần Thương nghiệp Cà Mau năm 2011 là 2,12 lần thì tỷ số nợ trên vốn CSH của công ty là rất an toàn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên đề tại công ty TNHH Liên Tiến (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w