0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Chương 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN TIẾN (Trang 50 -54 )

- Phòng kế toán do kế toán trưởng Nguyễn Thu Thủy chịu trách nhiệm, dưới là một nhân viên kế toán tại đại lý và một nhân viên kế toán tại kho hàng và một thủ quỹ, ha

Chương 3: Đánh giá chung và các đề xuất hoàn thiện

3.1. Đánh giá chung

Giai đoạn 2009 – 2011 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, việc kinh doanh của công ty đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, công ty đã rất cố gắng vượt qua khó khăn để tồn tại trong khi rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyên bố phá sản, doanh thu vẫn có sự tăng trưởng qua các năm dù rất ít.

Tuy nhiên, qua phân tích tài chính của công ty, có một số điểm hạn chế chưa hợp lý cần khắc phục.

- Cơ cấu tài chính của công ty rất không hợp lý, giai đoạn 2009 – 2010, nợ vay của công ty là nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, đặc biệt năm 2010 chiếm tới 85,6% tổng nguồn vốn, tình hình tài chính bất ổn, sử dụng nợ vay một cách mạo hiểm và có thể dẫn đến nguy cơ vỡ nợ, việc một công ty có tỷ lệ nợ cao còn làm giảm uy tín của công ty với đối tác và công ty sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ. Dù năm 2011 tỷ nợ vay của công ty đã giảm xuống 41,13%, cơ cấu tài chính đã có vẻ hợp lý và an toàn hơn, nhưng điều này cũng chưa thể khẳng định là tài chính công ty đã vững mạnh. - Công ty chỉ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn, không có các khoản vay dài hạn,

điều này làm cho tăng áp lực trả lãi và trả nợ lên công ty, đồng thời làm ảnh hưởng tới cả cơ cấu nguồn vốn cũng như tính tự chủ về tài chính của công ty. - Cơ cấu tài sản của công ty không hợp lý, cần xem xét. Tài sản ngắn hạn chiếm

tỷ trọng quá cao, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho, tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Chính điều này làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức rất thấp, vòng quay hàng tồn kho cao, vòng quay tổng tài sản và vòng quay tài sản cố định đều thấp, làm chậm lưu chuyển vốn của công ty. Khi bị thiếu tiền mặt, công ty phải vay ngắn hạn và rút ngắn thời gian thu tiền hàng, ảnh hưởng lớn tới việc kinh doanh của công ty.

- Các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty đều không cao, thiếu tiền mặt đòi hỏi phải có sự xem xét quản lý dòng tiền của công ty.

3.2. Kiến ngh

3.2.1. Nhà nước

Trong tình hình kinh tế khó khăn, các công ty phá sản hàng loạt như hiện nay, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, như:

- Dãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Có các chính sách nới lỏng việc cho vay và các điều kiện vay vốn để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

3.2.2. Công ty

3.2.2.1. Kiến nghị về thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp

Việc thực hiện phân tích tài chính trong nội bộ mỗi doanh nghiệp là cần thiết. việc phân tích này giúp cho Công ty sẽ nắm chắc được thực trạng kinh doanh, biết được hiệu quả sử dụng vốn của mình và nhờ đó các nhà quản lý sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu đối với hoạt động kinh doanh của công ty nhắm phát huy thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại, khó khăn trong hoạt động tài chính. Tuy nhiên, việc phân tích tài chính công ty đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi người phân tích phải có trình độ chuyên môn cao. Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra, công ty có thể chỉ cần tiến hành phân tích các báo cáo tài chính vào quý 2 và cuối năm thay cho việc phân tích báo cáo cả 4 quý. Đồng thời, công ty cần tạo điều kiện để người thực hiện phân tích tình hình tài chính công ty có cơ hội học hỏi và nâng cao chuyên môn.

3.2.2.2. Kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty

Qua việc phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Liên Tiến, em xin trình bày ý kiến cá nhân về một số biện pháp nhắm có thể cải thiện tình hình tài chính của công ty: - Vốn bằng tiền của công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham gia quá trình lưu thông, tiêu thụ, đến lượt mình nó lại là kết quả của chu kỳ kinh doanh này và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới. Vốn bằng tiền là một phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh. Nếu dự trữ vốn bằng tiền quá ít sẽ làm giảm khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của công ty, do đó hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công ty cần tăng mức dự trữ vốn bằng tiền với mức hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Biện pháp hữu hiệu nhất là công ty phải tăng cường thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn và giảm bớt một phần dự trữ hàng tồn kho.

- Công ty chưa trích lập các khoản dự phòng, đặc biệt là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Các khoản dự phòng chỉ làm tăng tính thận trọng trong kinh doanh giúp công ty tránh được những rủi ro đáng tiếc. Các khoản dự phòng sẽ làm báo cáo tài chính của công ty phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.

- Công ty nên bổ sung nguồn vốn bằng việc đi vay dài hạn, cơ cấu lại nợ, việc chỉ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là mạo hiểm và đầy rủi ro cho công ty.

- Công ty có khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, hai khoản mục này đều có chịu sự ảnh hưởng của chính sách thu nợ và bán chịu của công ty.

• Kinh doanh trong cơ chế thị trường, việc bán chịu là một công cụ khuyến mãi của người bán mà vai trò của nó không thể phủ nhận được trong việc thu hút khách hàng mới và tăng doanh thu. Công ty cần xác định mục tiêu bán chịu là nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, tạo uy tín về năng lực tài chính của công ty. Việc xác định các khoản bán chịu phụ thuộc vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời gian bán chịu. Công ty nên có sự so sánh chi phí phát sinh do bán chịu và lợi nhuận chúng mang lại, vì mặc dù việc bán chịu được coi là một trong những biện pháp thúc đẩy nhanh tiêu thụ nhưng lại làm chậm sự luân chuyển vốn.

LBC = ∆TNB – CPBC LBC: lợi ích bán chịu

∆TNB : chênh lệch thu nhập nhờ bàn chịu ∆TNB = (DTBC – CF1) – (DT0 – CF0) DTBC: doanh thu đạt được nhờ có bán chịu DT0 : doanh thu đại được nếu không bán chịu CF0 : chi phí toàn bộ khi không bán chịu CF1 : chi phí toàn bộ khi cố bán chịu CPBC: chi phí bán chịu

CFBC = CFk + CFql + CFth

CFk : lãi phải trả cho khoản phải thu vì bán chịu

CFql : chi phí quản lý cho việc bán chịu: đi lại, điện thoại, công văn…. CFth : chi phí thu hồi nợ khác

 LBC = [(DTBC – CF1) – (DT0 – CF0)] – (CFk + CFql + CFth)ư\

Công ty cần phải gắn chặt việc bán chịu với chính sách thu hồi nợ của công ty và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt giúp công ty nhanh chóng thu hồi lại được các khoản vốn bị chiếm dungjm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.

Nhờ có bán chịu, công ty có thể tiêu thụ được một lượng lớn hàng hóa so với không bán chịu. Doanh thu bán hàng tăng sẽ làm tăng thêm các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thi tiêu thụ như vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tieenfm hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là nó làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động kỳ thu tiền bình quân, doanh lợi tiêu thụ. Với những lợi ích thực tế không thể phủ nhận của việc bán chịu, công ty nên tính toán có chính sách bán chịu kết hợp khuyến mại hợp lý để có thể giảm lượng hàng tồn kho và cả các khoản phải thu ngắn hạn

• Qua phân tích tài chính công ty có thể thấy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, phải đi vay nợ để bù đắp cho khoản vốn bị chiếm dụng này, làm tăng chi phí vay nợ của công ty. Để quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi nợ, công ty có thể áp dụng một số biện pháp:

 Giảm giá, chiết khấu hợp lý cho khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán ngay.

 Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị phần vừa thu hồi được các khoản nợ khó đòi. Thực tế, công ty nếu áp dụng các biện pháp quá cứng rắn khi thu hồi các khoản nợ lớn sẽ khiến khách hàng khó chịu, họ có thể cắt đứt quan hệ làm ăn với công ty. Nếu đã hết thời hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành thu hồi nợ theo cấp độ như sau

 Cử người trực tiếp gặp khách hàng để đòi nợ

 Nếu các biện pháp trên không thành công, công ty có thể ủy quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý.

 Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh.

 Ngoài ra, công ty có thể xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng cách đáo nợ (factoring). Thực chất của chính sách này là việc công ty giảm thiểu các khoản phải thu, phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một loại công ty tài chính trung gian là Factoring. Các khoản phải trả, phải thu của công ty xuất hiện khi có việc mua chịu và bán chịu. Khi đó, công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận (thường cao hơn lãi suất vay tín dụng ngắn hạn).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN ĐỀ TẠI CÔNG TY TNHH LIÊN TIẾN (Trang 50 -54 )

×