2.2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sau khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, mục đích của việc nghiên cứu thị trường đó là nghiên cứu và xác định khả năng tiêu thụ mặt hàng của nhóm mặt hàng trên địa bàn xác định. Trên cơ sở việc nghiên cứu đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp để thoả mãn yêu cầu của thị trường và mục đích tối đa hoá lợi nhuận của chính bản thân doanh nghiệp.
Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty xi măng Hải Phòng đã chuyển hướng sang kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường trước kia do phòng kinh doanh đảm nhận, đây là khâu yếu nhất của doanh nghiệp. Các thông tin trong nghiên cứu thị trường chủ yếu còn rất thiếu và thậm chí đôi khi còn không chính xác gây khó khăn cho việc dự báo nhu cầu sản phẩm trong những thời điểm cụ thể. Nguồn thông tin chủ yếu là từ niên giám thống kê của tổng cục thống kê và thông tin do Tổng Công Ty công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp, thông tin từ những hợp đồng đã ký kết được. Công ty chưa có công tác tiếp cận trực tiếp thị trường, tìm hiểu các khách hàng tiêu dùng cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, công ty xi măng Hải Phòng chưa thực sự nghiên cứu thị trường mà mới chỉ dừng lại ở khâu phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường dẫn đến lượng hàng tồn kho của Xí nghiệp nhiều.
Hiện nay, doanh nghiệp đã thành lập ban Marketing dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Bộ phận này chịu trách nhiệm tổ chức một đội ngũ nhân viên
Marketing trực tiếp nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin cho bộ phận lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường được đặt ra ở doanh nghiệp dưới một số hình thức:
- Doanh nghiệp đã cử nhân viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động nhu cầu và giá cả của các loại sản phẩm trên thị trường thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp.
- Doanh nghiệp đã kết hợp hoạt tiêu thụ sản phẩm ở các chi nhánh, các cửa hàng. Việc điều tra nghiên cứu thị trường được tiến hành nhờ thu thập thông tin ở các chi nhánh, cửa hàng, báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tiêu thụ. Điều này tiết kiệm doanh nghiệp rất nhiều chi phí mà thông tin lại chính xác.
- Ban Marketing đã tiến hành nhiều hoạt động đi sâu, đi sát vào các khu vực thị trường mục tiêu, đi thực tế, khảo sát xuống tận các địa bàn tiêu thụ lớn trong cả nước để tìm hiểu thị trường, thu thập các thông tin giúp ban lãnh đạo. Sau đó giai đoạn xử lý thông tin ban lãnh đạo sẽ đánh giá được khả năng biến động của thị trường, do những nhân tố nào tác động như: chính sách xuất nhập khẩu của Chính phủ, mức tăng trưởng kinh tế của xã hội...
- Ngoài ra công ty còn liên tục tổ chức các hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm hnàg tiêu dùng trong cả nước nhằm thu thập các thông tin từ thị trường. Hơn nữa, công ty cũng đã thu thập được các thông tin quan trọng về thị trường từ mạng lưới đại lý và hệ thống bán buôn, bán lẻ trong cả nước.
Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ mà còn nhiều khiếm khuyết như sau:
- Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường trình độ không đồng đều, chưa có sự chuyên môn hoá cao.
- Doanh nghiệp chưa tổ chức được các hội nghị khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện được công tác này thì càng tăng thêm mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng đồng thời có thể thu thập được thông tin một cách chính xác, đơn giản, tiết kiệm chi phí.
- Chưa điều tra, nghiên cứu thị trường ở quy mô lớn.
- Chưa có biện pháp hiệu quả tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng. - Chưa sử dụng phương pháp hiện đại trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường qua mạng Internet...