1. Đánh giá quy mô phát triển vùng Duyên hải Bắc bộ.
1.1 Loại ngành công nghiệp biển hiện có
- Công nghiệp sản xuất muối: Bao gồm muối ăn và muối công nghiệp, hàng năm vùng Duyên hải Bắc bộ cung cấp 50 – 60% sản lượng muối cả nước, muối được sản xuất ra không những phục vụ cho người dân trong vùng, trong nước mà còn có thể xuất khẩu sang các nước bạn, mang về nguồn thu nhập lớn cho người dân.
- Công nghiệp chế biến thủy sản: Là một ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, những năm qua, kinh tế thủy sản của vùng đã đạt được một số kết quả khá quan trọng. Trong giai đoạn 2001- 2007, sản lượng của ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là hơn 8%/năm; giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng bình quân 12,34%/năm (khai thác tăng 10,35%/năm, nuôi trồng tăng 15,34%/năm); kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2007 đạt gần 70 triệu USD. Đây là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, cần được chú trọng, nâng cấp, hướng đến phát triển thành ngành công nghiệp biển mĩu nhọn của vùng. - Công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển: có thể nói đây được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu ở vùng Duyên hải Bắc bộ đã gặt hái nhiều thành công và từng bước khẳng định mình. Đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu hay nội địa.
1.2 Đội ngũ lao động
Tìm hiểu về đội ngũ lao động ở các tỉnh thành vùng duyên hải Bắc bộ ta thấy: tiêu biểu là Hải Phòng có dân số trẻ khoảng 1,7 triệu người. Số người ở độ tuổi lao động là 936.000 người, trong đó: số người tốt nghiệp đại học và cao đẳng là 25.000 người, công nhân kỹ thuật cao 120.000 người. Con người Hải Phòng có truyền thống năng động, sáng tạo, có tác phong công nghiệp..
Bên cạnh đó cái tỉnh còn lại là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình cũng có đội ngũ lao động dồi dào, năng động, là nguồn lực lao động lớn phục vụ các ngành công nghiệp biển
1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Vùng duyên hải Bắc bộ có nguồn lực phục vụ phát triển công nghiệp biển rất lớn, xét trên từng tỉnh ta thấy: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình được nối với nhau qua các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông và đường hàng không. Quốc lộ 5 dài 105 km gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, hiện là tuyến đường cấp 1 hiện đại nhất Việt Nam.Quốc lộ 10 nối Hải Phòng với Quảng Ninh và với vùng nông nghiệp trù phú của các tỉnh đồng bằng ven biển từ Thái Bình đến Thanh Hoá. Quốc lộ 10 cũng nối cảng Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ với đường quốc lộ 1 Bắc – Nam Nhờ vậy việc lưu thông giữa các tỉnh thành trong vùng rất thuận tiện và nối các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ với thị trường thế giới qua hệ thống cảng biển. Hệ thống cảng biển Hải Phòng hiện nay gồm 3 khu cảng chính có tổng chiều dài các cầu cảng là 2 257 m phục vụ bốc xếp các hàng hóa với năng lực thông qua khoảng 8 triệu tấn /năm và có thể tăng lên tới 12 triệu tấn/ năm vào năm 2010. Luồng vào cảng hiện cho phép tầu có trọng tải 8000 tấn ra vào thường xuyên. Chính phủ đang đầu tư nâng cấp và mở rộng vào cảng, cho phép tầu trên 10 000 tấn có thể ra vào cảng. Bổ sung vào hệ thống cảng Hải Phòng hiện nay, một cảng nước sâu tiêu chuẩn quốc tế hiện đại cho phép tầu 30 000 tấn có thể ra vào, với năng lực thông qua 12 triệu tấn/năm sẽ được xây dựng tại khu kinh tế Đình Vũ. Ở Quảng Ninh có nhiều lợi thế phát triển công nghiệp biển, nhất là ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Yên Hưng. Mặt khác, Quảng Ninh còn tập trung nhiều đầu mối giao thông (thuỷ, bộ và đường sắt), có cảng Cái Lân và Cửa Ông là cảng biển nước sâu lớn nhất miền Bắc Việt Nam