II. Thực trạng phát triển của một số sản phẩm chủ yếu
1. Côngnghiệp sản xuất muố i.
Vùng duyên hải Bắc bộ cung cấp 50 – 60% sản lượng muối cả nước điển hình là Hải Phòng, Nam Định. Nhìn chung sản xuất muối ở một số địa phương vẫn tiếp tục giữ được ổn định. Cụ thể, diện tích sản xuất muối của Hải Phòng vẫn duy trì ở mức của năm 2007, đạt hơn 176 ha và sản lượng đạt 6.150 tấn. Với mức giá hiện nay dao động từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, thì giá trị sản lượng diêm nghiệp của Hải Phòng ước đạt gần 11 tỷ đồng. Còn tại Nam Định diện tích muối của tỉnh vẫn tăng hơn năm 2007i, đạt 856 ha (bằng 100,7 % kế hoạch) và đạt sản lượng 70.000 tấn (bằng 78% kế hoạch), giá muối đạt 1.600 đồng – 1.700 đồng/kg.
Năm 2004, tổng diện tích sản xuất muối của Hải Phòng là 192,2 ha, giảm so với năm 2003 là 1,5 ha. Năng suất muối bình quân toàn thành phố 67 tấn/ha - giảm 14% so với năm 2003, tăng 3,2% so với năm 2001. Năm 2005 toàn thành phố có 192,2 ha sản xuất muối, bằng 100% so với năm 2004. Sản lượng 7.839 tấn, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2004, đạt 56% kế hoạch năm 2005. Bên cạnh đó tỉnh Nam Định từ năm 2003 đến nay, tỉnh đã chuyển 125 ha muối sang nuôi trồng thủy sản. Do diện tích giảm, cho nên dù năng suất muối tăng 5 tấn/ha so với năm 2006, nhưng sản lượng muối năm 2007 vẫn giảm 2.500 tấn. Nguyên nhân của việc giảm diện tích sản xuất muối là do giá muối thấp, người dân đã chuyển sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản, cùng với sự giảm mạnh về diện tích, năng suất là sự xuống cấp đồng loạt của cơ sở vật chất phục vụ sản xuất muối: Hệ thống thủy lợi, cống đập điều tiết đều bị bồi lắng nông cạn, ách tắc dòng chảy. Hệ thống sân cát chai cứng, mão dẫn kém, hệ thống chạt lọc, bể chứa máng dẫn bị hỏng nhiều nhưng diêm dân không có kinh phí để đầu tư sửa chữa nên năng suất, sản lượng và chất lượng muối đều giảm. Do vậy năm 2008 nước chúng ta phải nhập khẩu 430.000 tấn, tính ra riêng nhập khẩu muối đã góp trên 3 triệu USD vào mức nhập siêu. Vậy việc nâng cao sản lượng muối vùng Duyên hải Bắc bộ là rất cần thiết.