I : Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ
5. Giải pháp về nguồn lực.
Đội ngũ lao động phục vụ các ngành công nghiệp biển hiện nay đang còn thiếu, vì vậy việc mở các lớp dạy nghề trong vùng là việc cần thiết để cung cấp thêm lao động cho ngành. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là đào tạo nguồn nhân lực. Nhu cầu về lực lượng lao động và cán bộ quản lý là rất cao. Nhằm giải quyết vấn đề này, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp bổ sung và nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật cao cho ngành.. Bên cạnh đó, để tạo nguồn nhân lực phù hợp với tính đặc thù của ngành, Tập đoàn tiếp tục phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho CBCNV như: Phối hợp Trường Đại học Hàng hải VN mở các lớp đại học tại chức vừa học vừa làm tại khu vực Hà Nội với các ngành. Đóng mới và sửa chữa tàu thủy; Máy tàu thủy; Quản trị Tài chính Kế toán, phối hợp với DNV - Na Uy tổ chức lớp học nghiệp vụ Tài chính, Xây dựng, Đầu tư...Thiếu nhân công là vậy nhưng chất lượng lao động trong ngành công nghiệp biển cũng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành. Vì vậy việc mở các lớp đào tạo là hết sức cần thiết để đạt mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp biển của vùng.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn đổi mới vừa qua, Đảng và Chính phủ đã chú trọng khai thác tiềm năng biển, sử dụng các nguồn lực biển phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Khai thác thủy, hải sản, đóng tàu…đã trở thành những ngành kinh tế quan trọng, có sức tăng trưởng mạnh. Thực tế đó chứng tỏ tiềm năng và triển vọng phát triển dựa vào biển rất to lớn của vùng Duyên hải Bắc bộ nói riêng và nước ta nói chung. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng biển to lớn để phát triển kinh tế của vùng cho đến nay còn nhiều hạn chế, quy mô nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng càng chưa đáp ứng được yêu cầu đưa đất nước phát triển. Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2008. Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển Vùng Duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là một định hướng hết sức quan trọng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề tài: “Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ” góp phần vào công cuộc đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo điện tử Vietnamnet.vn 2. Báo điện tử vietbao.vn
3. Báo điện tử thành phố Hải Phòng 4. Báo điện tử tỉnh Quảng Ninh 5. Báo điện tử tỉnh Nam Định 6. Báo điện tử tỉnh Thái Bình 7. Báo điện tử tỉnh Ninh Bình
8. Bài viết : “ÐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÐÓNG TÀU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM” của GVC.ThS. Võ Trọng Cang
9. Báo cáo đề tài “nghiên cứu luận cứ và giải pháp phát triển công nghiệp ven biển Việt Nam” chủ nhiệm đề tài PGS. TS. Phan Đăng Tuất