Tình hình sản xuất chế biến và lưu thông muố

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 49 - 51)

III. Đóng góp của các ngành công nghiệp biển cho phát triển kinh tế xã hội cho vùng Duyên hải Bắc bộ.

3.Tình hình sản xuất chế biến và lưu thông muố

Xét trên thành phố Hải Phòng : Muối Hải Phòng sản xuất theo phương pháp phơi cát truyền thống, đồng thời bị ảnh hưởng bởi các cửa sông Nam Triệu, Văn Úc, Lạch Tray, Cửa Cấm và do nuôi trồng thuỷ sản xen kẽ làm muối nên chất lượng rất thấp, chỉ đạt loại II theo tiêu chuẩn của ngành muối Việt Nam; muối sản xuất tại Bàng La có lượng tạp chất cao hơn muối sản xuất tại Cát Hải.Diêm dân tiêu thụ hết 1.475 tấn muối tồn từ năm 2003 chuyển sang và bán ra 11.853 tấn sản xuất năm 2004 (bằng 92% tổng sản lượng), trong đó:Công ty Muối Hải Phòng thông qua các hợp tác xã, các thành phần kinh tế khác và mua trực tiếp của diêm dân được 700 tấn muối thô, tập trung ở Cát Hải (bằng 71,4% so với năm 2003).Bình quân cả năm giá muối thô do diêm dân bán ra khoảng từ 370 đến 380 đồng/kg, luôn cao hơn giá muối từ phía Nam chuyển ra.Hiện nay lượng muối qua chế biến và sản phẩm từ muối được chế biến tại Hải Phòng chủ yếu của Công ty Muối Hải Phòng với dây chuyền PABA công suất 22.000 tấn/năm - chế biến muối tinh đạt chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng, đời sống dân sinh

không chỉ cho nhân dân Hải Phòng mà còn cung ứng cho nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên năm 2004 mới chỉ chế biến được 5.526 tấn muối (bằng 25,1% tổng công suất dây chuyền PABA nhưng đã tăng 96% so với năm 2003, đạt sản lượng chế biến cao nhất từ khi đưa dây chuyền vào sản xuất). Trong đó muối tinh trộn i ốt 3.505 tấn, bột canh trộn i ốt 22 tấn, muối tinh 1.188 tấn.Ngoài ra còn có các cơ sở khác như: Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Vinh, Hợp tác xã Duyên Hải, Cơ sở Bình Minh, Công ty cổ phần Đông Á, Công ty chế biến thực phẩm Phương Long và một số cơ sở nhỏ khác cùng tham gia chế biến sản phẩm muối góp phần đảm bảo nhu cầu về muối qua chế biến của nhân dân, tuy nhiên chất lượng sản phẩm cần được thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.Theo đánh giá của Bộ Y tế, mức độ phủ muối i ốt tại Hải Phòng đạt khá cao, khoảng 99,9%, tỷ lệ dùng muối i ốt là 99,8%. Trong khi tỷ lệ chung của cả vùng đồng bằng Bắc bộ tỷ lệ tương ứng là 93,9% và 88,5%.

Tỉnh Nam Định và các tỉnh còn lại hiện giá muối vẫn ổn định ở mức cao từ 1.460 - 2.000 đ/kg, dao động theo từng địa phương (từ 1.500 đồng – 2.000 đồng/kg tại Hải Phòng và 1.600 đồng – 1.700 đồng/kg ).

Tóm lại ta thấy các ngành công nghiệp đã đóng góp rất lớn vào trong việc tăng thu nhập của vùng, đóng góp 5 – 6% vào GDP của cả nước. Ở Quảng Ninh tỉnh đã có những bước tiến bộ, chuyển biến căn bản, từ một địa phương chủ yếu dựa vào trợ cấp của Trung ương nay đã tự cân đối và có đóng góp chung với cả nước. Nhiều dự án lớn, quan trọng đang được triển khai. Công tác xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội đạt tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là ở cơ sở. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những tiến bộ kinh tế đáng chú ý. Mức tăng trưởng GDP trung bình năm thời kỳ 1996 – 2000 là 7,54%, trong 2 năm 2001-2002 là 12%, năm 2003 tăng 12,65%. Trong 5 năm (2001-2005), giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh tăng bình quân hàng năm 12,4%.

Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng đã có sự chuyển đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. Nền kinh tế đang từng bước bắt kịp với yêu cầu của thị trường bao gồm cả thị trường trong các tỉnh trong vùng, thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Chất lượng hàng hóa và dịch vụ không ngừng được nâng cao. Quy mô sản xuất ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế đang tiếp tục thay đổi nhằm phát huy các thế mạnh kinh tế và thích ứng yêu cầu của thị trường và xã hội.

Tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân. Cải thiện đời sống của nhân dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong vùng làm cho đời sống người dân ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 49 - 51)