Côngnghiệp đóng và sửa chữa tàu biển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 45 - 47)

II. Thực trạng phát triển của một số sản phẩm chủ yếu

3.Côngnghiệp đóng và sửa chữa tàu biển

Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng chiếm tỷ trọng 46,7% , Quảng Ninh là 6,2%, Nam Định là 6,1% giá trị sản xuất công nghiệp đóng tàu của cảc nước.

Năm 2006 Nhờ chuyển hướng đầu tư, đẩy mạnh đóng tàu xuất khẩu, các DN đóng tàu trên địa bàn Hải Phòng đã đưa kim ngạch xuất khẩu tàu biển từ vị trí "khiêm tốn" vươn lên đứng hàng thứ hai với giá trị đạt hơn 311 triệu USD, góp phần đáng kể đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu của thành phố lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Trong Năm 2006 công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đã sở hữu nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn nhất của VINASHIN cho các hãng tàu danh tiếng của thế giới, như: GRAIG (Anh), MPC (Đức), ITOCHU (Nhật Bản),... Ký thêm hợp đồng đóng 4 tàu chở hàng đa năng trị giá 12 triệu Euro cho hãng RENSEN (Hà Lan); hợp đồng chế tạo hàng loạt tàu chuyên dụng chở ôtô cho hãng HOEGH AUTOLIER (Hà Lan), sức chở 6.900 ôtô / tàu có tính năng kỹ thuật hiện đại với tổng giá trị lớn nhất từ trước đến nay (khoảng 2 tỷ USD).Từ cơ sở chuyên sửa chữa tàu biển, công ty đóng tàu Phà Rừng đã vươn lên đóng mới các tàu có sức lớn. Ngoài việc đóng thành công nhiều tàu chở hàng 6.300 đến 6.500 tấn phục vụ nhu cầu vận tải trong nước, công ty còn đang tiến tới thực hiện các đơn hàng đóng tàu biển xuất khẩu ra nước ngoài với hàng loạt tàu trọng tải 34.000 tấn vỏ kép cho một hãng tàu thuộc Anh. Hiện, công ty đã hiện hợp đồng đóng 5 tàu chở dầu trọng tải 6.500 DWT xuất khẩu cho hãng FORTUNE MARINE (Hàn Quốc) với trị giá 11 triệu USD.Công ty đóng tàu Bạch Đằng, nơi khai sinh các con tàu có sức chở lớn nhất nước trước đây cũng đẩy mạnh nhịp độ thi công, lần lượt hoàn thiện việc chế tạo các tàu các sức chở 6.300 tấn, 11.500 tấn xuất khẩu cho hãng NOMA (Nhật Bản).Tuy không chế tạo các tàu có sức chở lớn, nhưng, công ty đóng tàu Sông Cấm và công ty đóng tàu Bến Kiền là hai đơn

vị đầu tiên của VINASHIN tại Hải Phòng đi đầu trong việc đóng tàu xuất khẩu có tính đặc chủng, đòi hỏi tính năng, kỹ thuật cao. Sau khi đóng thành công một loạt tàu tìm kiếm cứu nạn SAR 411 và SAR 271 xuất khẩu tại chỗ cho hãng DAMEN (Hà Lan), Công ty đóng tàu Sông Cấm đang tiếp tục thực hiện các đơn hàng đóng tàu kéo biển, công suất 1.000 CV cho hãng tàu này. Ngoài ra, Cty còn đóng thành công du thuyền Bảo Ngọc theo hợp đồng của chủ tàu Pháp.Tương tự, việc chế tạo, xuất khẩu một loạt tàu công trình hút xén thổi công suất từ 1.000 đến 1.500 m3/giờ cho I-rắc trước đây đang tạo đà cho Cty Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền tiếp tục thực hiện đầu tư chiều sâu, lần lượt thực thi việc đóng mới 4 tàu chuyên chở gỗ trọng tải 8.700 tấn cho Tập đoàn KANEMASU (Nhật Bản)... Ở Nam Định giai đoạn 2006 - 2007 là giai đoạn bùng phát mạnh mẽ nhất, hàng loạt các doanh nghiệp đóng tàu ra đời. Rầm rộ nhất là tại Xuân Trường với 30 doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thủy, 32 doanh nghiệp kinh doanh vận tải tàu thủy nằm dọc trên tuyến sông Ninh Cơ và sông Hồng. Các doanh nghiệp đóng tàu tại đây đã phải sử dụng đến 3.600 lao động làm việc. Đó là chưa kể đến hàng nghìn lao động thời vụ tại địa phương cũng thường xuyên có công ăn việc làm. Cùng giai đoạn này nổi bật ở Quảng Ninh là nhà máy đóng tàu Cái Lân, trong 2 năm 2005-2006 nhà máy đã thi công được 5 chiếc tàu có trọng tải từ 1.200 đến 55.000 tấn. Đồng thời Nhà máy đưa công trình nhà xưởng lắp ráp rộng 40.000 m2 chế tạo được các tổng đoạn thân tàu nặng đến 80 tấn.

Năm 2007, tỷ trọng Hải Phòng tăng lên 47,5%. Năm 2007 ngành công nghiệp đóng tàu Quảng Ninh đã tiến tới đóng các tàu có trọng tải lớn tăng tỷ trọng là hơn 7%, Nam Định gần 7%.

Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong các năm 2000 – 2005, tăng mạnh nhất là đóng tàu và sửa chữa tàu ở Nam Định ( 80%/năm ), tiếp đến là Quảng Ninh ( 55,5%/năm ), Hải Phòng ( 48%/năm )

Từ chỗ chỉ đóng mới và sửa chữa được tàu chở hàng đến 3.850 DWT đến nay các cơ sở trong ngành đã đóng thành công một loại tàu cỡ lớn, có tính năng phức tạp. Đó là :

- Tàu vận tải các loại : Tàu chở hàng 6.500 DWT ác loại; tàu chở hàng rời 11.500 DWT, 34.000 DWT, 53.000 DWT.

- Tàu chuyên dụng: Tàu kéo, tàu hút bùn, tàu chở container đến 1.016TEU, tàu chở cao tốc, tàu tuần tra, tàu nghiên cứu biển, sà lan Lash 200 DWT, sà lan chở dầu 15.000 DWT, tàu chở dầu 100.000 DWT…

Nhìn chung ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển ở vùng duyên hải Bắc Bộ đang trên đà phát triển, điểm sang ở Hải Phòng, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 45 - 47)