Đánh giá thực trạng của các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 51 - 53)

III. Đóng góp của các ngành công nghiệp biển cho phát triển kinh tế xã hội cho vùng Duyên hải Bắc bộ.

4.Đánh giá thực trạng của các ngành công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ

Bắc bộ

4.1. Mặt đạt được

- Hoạt động của ngành công nghiệp biển có bước phát triển khá, góp phần tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp của vùng nói riêng, của cả nước nói chung trong cơ cấu GDP, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu.

- Tạo việc làm cho người dân lao động, góp phần xóa bỏ đói nghèo trong vùng.

- Đã dần hình thành các kinh tế, khu, cụm công nghiệp ven biển ( Quảng Ninh – Hải phòng kết hợp với Hà Nội là khu trọng điểm kinh tế của miền Bắc), góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp biển.

4.2. Mặt hạn chế

- Mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp chưa xứng với tiềm năng của vùng, các ngành phụ trợ phục vụ cho cơ khí đóng tàu biển còn chưa phát triển. Thiếu sự phân công, hợp tác sản xuất trong ngành.

- Nguồn nguyên liệu chế biến hải sản gần cạn kiệt, các tàu thuyền đánh bắt xa bờ có số lượng không nhiều, công nghệ còn lạc hậu; nguồn nuôi trồng đã gần đến mức không phát triển mạnh do ảnh hưởng đến môi trường. Tỷ lệ

các sản phẩm thô chưa qua chế biến còn cao (trong các ngành chế biển hải sản, khai thác sa khoáng biển..)

- Thu hút đầu tư nước ngoài còn chưa nhiều, nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp (nhất là ngành cơ khí chế tạo) chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều cơ sở sản xuất, chế biến hải sản còn gây ô nhiễm môi trường.

4.3. Nguyên nhân

- Đã có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các ngành công nghiệp phụ trợ ở vùng không tồn tại, hoặc chỉ ở mức độ sơ khai. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp phụ trợ ở vùng Duyên hải Bắc bộ hiện nay đang được thai nghén và bắt đầu phát triển. Nhận định này được đưa ra dựa trên những ba bằng chứng, đó là (i) luồng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng lên; (ii)việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước đang được tiến hành nhanh chóng; và (iii) sự lên ngôi của các doanh nghiệp tư nhân.

- Không gian biển chưa được tổ chức hợp lý cho phát triển kinh tế bền vững. Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, tiềm năng không gian biển cho phát triển còn rất lớn, tập trung chủ yếu vào các mảng không gian: không gian vùng bờ (ven biển và ven bờ); không gian biển; không gian đảo; và không gian đại dương. Mỗi vùng không gian có một thế mạnh khác nhau, việc tổ chức quy hoạch hợp lý sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng biển hiệu quả hơn.

- Nguồn lao động kỹ thuật tuy rất dồi dào nhưng nguồn lao động có kỹ thuật cao đáp ứng được công nghệ hiện đại thì vẫn còn hạn chế.

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ CÔNG NGHIỆP BIỂN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ I. Quan điểm phát triển các ngành công nghiệp biển.

- Phát triển công nghiệp biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy

hiệu quả kinh tế – xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp theo biển hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế biển.

- Phát triển ngành công nghiệp biển phải hướng tới hình thành chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng.

- Phát triển các công nghiệp biển phải theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

- Công nghiệp biển sẽ được Nhà nước hỗ trợ tài chính bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội.

- Phát triển các công nghiệp biển phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 51 - 53)