Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 57 - 59)

I : Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp biển vùng Duyên hải Bắc bộ

2. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ

2.1 Quan niệm về ngành công nghiệp phụ trợ của các cơ quan Chính phủ .

Công nghiệp phụ trợ được xem như ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hóa trung gian khác. Công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện. Phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp nước nhà. Đối với một số ngành, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp rơi vào công nghiệp phụ trợ tới 40-95%. Công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn hết sức giản đơn, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết giản đơn có giá trị gia tăng thấp. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp phụ trợ, nhưng hầu hết quan chức của các Bộ và cơ quan chính phủ vẫn mơ hồ về khái niệm các ngành công nghiệp phụ trợ.Một phần của nguyên nhân này là người ta đã quá quen với cách sản xuất tích hợp theo chiều dọc của doanh nghiệp nhà nước – từng là trụ cột của nền kinh tế - là mọi linh phụ kiện đều được sản xuất và chế tạo trong nội bộ doanh nghiệp đó. Một nguyên nhân khác là do không có đầy đủ khái niệm mang tính pháp lý đối với các ngành công nghiệp phụ trợ, và vì thế mà việc thực thi một cách có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy các ngành này vẫn còn hạn chế. Bản thân chính phủ Việt nam vẫn không biết làm thế nào để xác định đúng các ngành này

2.2 Giải pháp

Theo đánh giá của một số chuyên gia, công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung, vùng Duyên hải Bắc bộ nói riêng hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm... đều của nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ tại vùng Duyên hải Bắc bộ sẽ quyết định sự sinh tồn của ngành công nghiệp biển của vùng. Để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp biển trong vùng cần xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp, việc đầu

tiên cần làm là phải làm rõ định nghĩa mang tính pháp lý về các ngành công nghiệp phụ trợ. Tiếp đến, chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, bao gồm ưu đãi về thuế, các biện pháp hỗ trợ kinh doanh, cần phải xây dựng trên cơ sở không phân biệt doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Theo xu thế chuyển giao công nghệ và phân công quốc tế, nền công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã xây dựng và phê duyệt quy hoạch, định hướng phát triển. Trong đó công nghiệp phụ trợ ngành đóng tàu được lựa chọn công nghệ, sản phẩm để xây dựng các dự án đầu tư thích hợp, hiệu quả. Theo Quyết định số 34/2009/QĐ-TTG ngày 02/3/2009 thì sau năm 2010 sẽ xây dựng khu công nghiệp phụ trợ tại khu công nghiệp Đình Vũ – Cát Hải sẽ tạo đà rất lớn cho phát triển công nghiệp biển cũng như phát triển kinh tế của vùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển các ngành công nghiệp biển vùng duyên hải bắc bộ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w