Tính thiện đối với người xuất gia tu hành

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 38)

b. Thập thiện.

1.2.2.4Tính thiện đối với người xuất gia tu hành

Đối với người xuất gia tu hành người nam được gọi là tăng và người nữ được gọi là ni. Người xuất gia tu hành từng bước tuân thủ quy định nghiêm ngặt của nhà chùa.

Khi mới vào chùa chức đầu tiên đạt được là tiểu hoặc điệu. Người này phải đạt ba điều kiện, một là được người thân tiến cử, hai là không phạm tội sát sinh, ba là không trốn trợ ở đời. Vào chùa thì phải có điều kiện thứ tư là phải được các vị sư, tu sĩ đồng thuận trong chùa tiếp nhận. Chú tiểu phải chấp nhận xuống tóc dần dần, phải học phật, phải giữ giới theo quy định của nhà chùa hàng năm phải thi, đỗ đạt đến đâu thì tóc cạo trọc đến đấy. Chỉ khi

nào xuống tóc toàn phần mới thành tiểu, điệu, trong thời gian thử thách trong chùa ít nhất là 5 năm, nếu không hoàn thành thì được cho trở về.

Chức thứ hai là Sa di được thọ giới từ tiểu lên, đối với nam gọi là Sa di. Đối với nữ gọi là Sa di ni. Để đạt chức này thì nam phải giữ được 290 giới, nữ phải giữ 348 giới, đồng thời hàng năm nam, nữ vào chùa tham gia mùa kiết hạ (15/4 đến 15/7 âm lịch). Trong thời gian tu ở chùa họ phải học tập và phải thi giới, người xuất gia tu tập ở chức Sa di phải mất mười năm mới lên chức tiếp theo.

Chức thứ ba là tỳ kheo chức này có 3 cấp bậc là: Đại đức, thượng tọa, hòa thượng. Đối với ni thay thượng tọa bằng ni sư, hòa thượng thay bằng sư trưởng.

Để đạt được tỳ kheo, bên cạnh đạt được điều kiện nhà Phật, thì trình độ văn hóa phải là 12/12; chức thượng tọa là bậc đại học và hòa thượng là đại học và sau đại học. Phật giáo Việt Nam có quy định đối với thượng tọa tuổi đời ít nhất 45 tuổi, tuổi hạ là 25. Hòa thượng ít nhất 60 tuổi đời, 40 tuổi hạ. Đối với ni giảm 5 tuổi.

Xuất gia tu hành để đạt Sa di phải tuân theo thập giới: 1) Không sát sinh; 2) Không trộm cắp; 3) Không dâm dục; 4) không nói dối; 5) Không uống rượu; 6) Không đeo vòng hoa, xức dầu thơm; 7) Không xướng ca, hay đi xem xướng ca; 8) Không ngồi nằm giường cao, rộng; 9) Không ăn phi thời (nghĩa là ăn đúng bữa); 10) Không nắm giữ sinh tượng bảo vật.

Một là không được sát sanh.

Trên đến chư Phật, thánh nhân, sư tăng, cha mẹ, dưới đến quyên phi nhuyễn động, vi tế côn trùng, hễ có sinh mạng thì không được cố giết, bằng cách hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, hoặc thấy người giết mà mừng theo. Nói rộng như trong Kinh luật có ghi, mùa đông hay sinh chấy rận, hãy bắt bỏ trong ống tre, ủ ấm bằng bông, nuôi sống bằng đồ cáu bẩn, là sợ chúng đói lạnh mà chết đi. Cho đến lọc nước, che đèn, không nuôi mèo chồn vân vân, đều là đạo từ bi cả. Đối với loài nhỏ mà còn như thế, thì đối với loài lớn có thể nghiệm biết. Con người thời nay đã không thể thi hành từ bi như vậy, mà lại còn thương tổn, sát hại, như thế được chăng? Nên kinh đã dạy, thi ân cứu giúp, cho chúng được yên, nếu thấy bị giết, nên sinh từ tâm.

Từ vật quí trọng như vàng bạc, cho đến một cây kim một ngọn cỏ, không được không cho mà lấy. Vật của thường trú, vật của tín thí, vật của tăng chúng, vật của quan, vật của dân, vật của tất cả, mà lấy bằng cách chiếm đoạt, lấy bằng cách trộm cắp, lấy bằng cách lừa gạt, cho đến trốn thuế, gạt đò vân vân, đều là trộm cướp. Kinh ghi, một sa di trộm trái của thường trú bảy quả, một sa di trộm bánh của chúng tăng vài cái, một sa di trộm đường phèn của chúng tăng chút ít, đều rơi vào địa ngục cả. Nên kinh đã dạy, thà là chặt tay, không lấy phi tài

Ba là không được dâm dục.

Năm giới tại gia chỉ hạn chế tà dâm, còn mười giới xuất gia thì cấm hẳn dâm dục. Hễ can phạm đến hết thảy nam nữ trong thế gian thì gọi là phá giới cả. Trong kinh Lăng nghiêm ghi, tỷ kheo ni Bảo liên hương lén làm việc dâm dục, rồi chính mình tuyên ngôn, rằng dâm dục không phải giết thân ai, không phải trộm của ai, nên không có tội báo, do đó cảm ra thân xuất lửa dữ, đang sống mà vùi xuống địa ngục. Thế nhân vì dâm dục mà giết thân, mất nhà, xuất gia làm tăng sĩ há lại còn phạm? Căn bản sinh tử, dục là thứ nhất. Nên kinh đã dạy, dẫu dâm dật mà sống, không bằng trinh khiết mà chết. Vì vậy người xuất gia cung phải giữ giới này.

Chương 16 của kinh Tứ Thập Nhị Chương đức Phật có dạy:

“Người ôm tâm ái dục thì không thể thấy đạo; ví như nước đang lắng yên mà lấy tay khuấy lên, mọi người đến soi thì chẳng ai thấy được ảnh mình. Người thường dính dáng tới sắc dục thì tâm bị vẩn đục, cho nên không thể thấy được đạo. Các thầy Sa môn! Hãy dứt bỏ ái dục! Chừng nào những cáu bẩn của ái dục tuyệt sạch, chừng đó quí thầy mới thấy được đạo”

Bốn là không được nói dối.

Nói dối có bốn. Một, nói dối trá, là phải bảo trái, trái bảo phải, thấy nói không, không nói thấy, dối trá không thật vân vân. Hai, nói thêu dệt, là trau chuốt lời nói phù phiếm, từ ngữ hoa mỹ khúc nhạc diễm lệ, lời ca tình tứ, dắt dẫn dục vọng, tăng thêm sầu bi, làm đãng tâm chí của người vân vân. Ba, nói thô ác, là nói thô tục, độc ác, mắng chửi người vân vân. Bốn, nói hai lưỡi, là đến người này nói người kia, đến người kia nói người này, ly gián ân nghĩa, khêu chọc và xúi bảo cho họ đấu nhau, tranh nhau vân vân. Cho đến trước khen sau chê, mặt phải lưng trái, chứng vào tội người, rêu rao lỗi người, đều thuộc loại vọng ngữ. Nếu phàm phu tự nói chứng được thánh quả, như nói đã

được quả Tu đà hoàn, được quả Tư đà hàm vân vân, thì gọi là đại vọng ngữ, tội ấy rất nặng. Ngoài ra, vọng ngữ vì cứu hoạn nạn cấp bách cho kẻ khác, phương tiện quyền biến, từ bi mà ích lợi, cứu giúp, thì không phạm. Cổ nhân có nói, điều thiết yếu của việc sửa mình là bắt đầu từ sự không nói dối, huống chi người học đạo xuất thế? Kinh ghi, một sa di khinh cười một vị tỷ kheo già đọc kinh, rằng tiếng như chó sủa. Vị tỷ kheo ấy là bậc A la hán, nên dạy sa di cấp tốc sám hối, nhưng chỉ khỏi địa ngục, vẫn còn đọa làm thân chó. Một câu nói thô ác mà làm hại đến như thế đó! Nên kinh đã dạy, con người ở đời, búa nằm trong miệng, vì vậy chém mình, bởi lời nói ác. Nên cũng phải răn giữ lời nói của mình.

Năm là không được uống rượu.

Uống rượu là uống tất cả thứ rượu có khả năng làm say con người. Rượu có nhiều thứ: mía, nho, cùng với trăm hoa đều có thể làm rượu. Địa phương này chỉ có rượu làm bằng gạo. Tất cả đều không được uống. Trừ lúc có bịnh nặng, phi rượu không chữa được, thì phải tác bạch tăng chúng mới uống. Vô cớ thì một giọt cũng không được thấm môi. Cho đến không được ngửi rượu, không được dừng ở quán rượu, không được đem rượu cho người uống. Kẻ ham uống rượu thì chết rồi phải đọa vào địa ngục Phân sôi, đời đời ngu si, mất giống trí tuệ, nên rượu là thuốc cuồng làm mê loạn tâm hồn còn dữ hơn cả đá tì, chim chẫm. Nên kinh đã dạy, thà uống nước đồng nấu chảy, thận trọng đừng phạm vào sự uống rượu. Uống rượu vô cùng có hại nên là người tu hành cũng phải tuyệt đối giữ giới này.

Sáu là không được mang vòng hoa thơm hay dùng hương thơm xoa mình.

Vòng hoa là người Tây vức xâu hoa làm vòng để trang sức đầu họ, còn quốc độ này là cái loại dùng lụa, nhung, vàng và các thứ quí báu mà chế tạo hay trang sức khăn mão. Dùng hương thơm xoa mình là kẻ sang ở Tây vức dùng danh hương làm bột, bảo thanh y xát vào mình, còn quốc độ này là cái loại đeo hương, xông hương, sáp và phấn. Người xuất gia đâu có nên dùng những thứ đó. Phật qui định ba pháp y đều dùng toàn vải gai thô sơ, còn lông thú miêÍng tằm thì hại sinh vật, tổn từ bi, không phải những thứ thích hợp với người xuất gia.

Nước hoa, phấn sáp thoa thân, đức Phật chẳng những không cho người xuất gia dùng, mà cả những người phát tâm tu học đời xuất gia cũng không

được dùng, bởi vì những thứ này là những ngoại duyên có sức xúc phạm đến giới pháp. Nên cũng phải giữ giới này.

Bảy là không được ca, vũ, hòa tấu, biểu diễn, hay đi xem nghe.

Ca là miệng hát các khúc ca, vũ là thân múa các điệu vũ, hòa tấu biểu diễn là cái loại đàn cầm đàn sắt ống tiêu ống quản. Không được chính mình tự làm những việc này, mà khi người khác làm, mình cũng không được cố đi xem và nghe. Xưa có tiên nhân vì nghe con gái hát, âm thanh tuyệt diệu, mà thốt nhiên mất liền thần túc. Cái hại xem nghe còn như thế, huống chi tự làm? Ngày nay, những kẻ ngu muội nhân kinh Pháp hoa có câu tì bà nao bạt nên tự ý phóng túng mà học âm nhạc. Nhưng trong kinh Pháp hoa nói, là để hiến cúng chư Phật, không phải tự vui. Do đó, những am viện ứng phó làm đạo tràng pháp sự trong nhân gian thì hoặc có thể làm được, còn nay vì vấn đề sanh tử mà thoát tục xuất gia, thì đâu có thể không tu tập việc chính, lại cầu học tập cho khéo về kỹ nhạc. Cho đến những việc đánh vi kỳ, lục bác, đầu trịch, xu bồ, vân vân, đều rối loạn đạo tâm, thêm lớn tội ác. Như thế không răn giữ được sao?

Ca múa xem nghe thuộc về cảnh giới mắt thấy tai nghe của hai trần Sắc và Thanh. Ca múa có tánh cách bảo thủ của ngày xưa mà đức Phật còn cấm, huống hồ loại ca múa có tánh chất đồi trụy của ngày nay. Những thứ làm vui tai, vui mắt này, thoạt nhìn thì không thấy nguy hại, nhưng nếu thường tiếp xúc chẳng những đạo nghiệp của ta phải hủy phế, còn từ từ phát sanh dục niệm, khiến bao chí hướng trong sáng không còn an trụ nơi Phật pháp nữa, lâu dần bị chuyển, lìa xa Phật pháp đến chốn sa đọa, đắm trong ca múa không thoát ra được. Cho nên bất luận xuất gia rồi hay đang tập xuất gia tự mình không được ca múa, và không được cố ý đến ca lâu, vũ sảnh xem nghe.

Tám là không được ngồi giường cao và rộng lớn.

Theo đức Phật giấc ngủ chỉ để khôi phục sức khỏe nên chỉ cần ngủ sao cho ngon giấc, còn giường chiếu chỉ là phương tiện phụ thuộc. Như thế nhân chú trọng giường nằm: nệm dầy, trướng rủ, mềm mại thư thích đã ngược lại khiến họ điên đảo mộng tưởng, không thể được giấc ngủ ngon lành. Như vậy đâu còn đúng như ý nghĩa chính yếu của giấc ngủ nữa. Ðức Phật biết điều này có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thân thể nên đặc biệt chế giới “không nằm ngồi giường cao rộng” để khiến hành giả ngay đến lúc ngủ nghỉ cũng niệm chánh đạo

Phật qui định giường giây cao không quá tám ngón tay của Ngài. Quá cỡ ấy thì phạm. Cho đến cái loại sơn vẽ chạm trổ và màn nệm bằng sa lụa cũng không nên dùng. Phật mà dùng cỏ làm đồ ngồi, đêm nghỉ dưới cây; nay ta có giường có chõng cũng đã hơn rồi, sao lại phải cao rộng để phóng túng xác huyễn. Hiếp tôn giả một đời hông không dính chiếu, Cao phong Nguyên diểu thiền sư ba năm lập nguyện không dính giường ghế, Ngộ đạt quốc sư nhận pháp tọa trầm hương còn tổn phước mà rước họa.

Giường nằm cao thấp to nhỏ, chẳng phải chỉ về mặt đo lường mà cả về mặt chất liệu nữa. Như các nhà giàu có ngày xưa ở Trung Quốc, giường nằm cũng được điêu khắc chạm trổ tinh chí, còn đính ngọc lát vàng, cho đến các ngọa cụ như màn, mền, đều toàn bằng gấm vóc tế nhuyễn, hoa lệ cực kỳ. Như thế, tuy về mặt đo lường không quá sự quy định của đức Phật, nhưng về mặt chất liệu lại cao xa, hoa lệ thái quá, nên cũng không phải là chỗ dùng của Phật tử. Nếu thọ dụng những thứ trân quý như vậy, không những thành thói quen mê nhiễm những món xa xỉ, quên cả tu Thánh Ðạo, mà còn tăng trưởng tính kiêu mạn, cao ngạo, thành thử đức Phật không cho hàng đệ tử hưởng thụ như vậy. Chư vị ngày nay học tập đời xuất gia nên tập các thói quen như vậy.

Chín là không được ăn phi thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phi thời là quá giờ ngọ thì không phải giờ ăn của tăng sĩ. Kinh Tỳ La Tam Muội nói: “Sáng sớm giờ chư Thiên ăn, giữa trưa giờ chư Phật ăn, buổi chiều giờ súc sanh ăn, buổi tối giờ ngạ quỷ ăn. Như Lai muốn (chúng sanh) dứt trừ lục thú khiến được nhập đạo, nên chế định (thọ trai) giờ (ăn) của chư Phật”. Tăng nên học Phật, không ăn quá giờ ngọ. Ngạ quỉ nghe tiếng chén bát thì trong cổ họng lửa nổi lên, nên ăn đúng giờ ngọ mà còn phải yên tịnh, huống quá giờ ngọ ấy. Xưa có vị cao tăng nghe vị tăng sĩ ở phòng bên cạnh, sau giờ ngọ mà thổi bếp, bất giác rơi lụy khóc thầm, buồn nỗi suy tàn của Phật pháp. Con người thời nay, có kẻ mình yếu, nhiều bịnh, muốn ăn luôn luôn, hoặc không thể giữ giới này, nên cổ nhân gọi bữa ăn chiều là thuốc, là lấy cái ý chữa bịnh. Nhưng quyết định phải biết trái với sự qui định của Phật mà phát sanh sự hổ thẹn to lớn, nghĩ nhớ nỗi thống khổ của ngạ quỉ mà thường hành từ bi, không ăn nhiều, không ăn ngon, không ăn một cách yên dạ, mới có thể tạm được. Nếu không thì đắc tội càng nặng.

Giới “không ăn phi thời” chẳng riêng tỳ kheo nên giữ mà là giới chung cho hàng ngũ chúng xuất gia, và ngay đến hàng tại gia thọ Bát Quan Trai

Giới, đức Phật cũng chế định phải giữ giới này. Như vậy, giới này rất quan trọng đối với Phật Giáo. Nên người xuất gia cũng phải giữ giới này.

Mười là không được nắm giữ sinh tượng (vàng bạc) bảo vật

Sinh là vàng. Tượng là tương tự; tương tự với vàng là bạc. Nghĩa là sắc của vàng sinh ra vốn tự vàng, còn bạc có thể nhuộm sắc vàng nên tương tự với vàng. Bảo là cái loại bảy thứ quí báu. Tất cả đều tăng trưởng tham tâm, trở ngại và phế bỏ đạo nghiệp. Nên khi Phật tại thế, tăng sĩ đều khất thực, không lập bếp núc, áo cơm phòng thất đều tùy ngoại duyên, đặt vàng bạc vào vị trí vô dụng. Nắm giữ mà còn cấm thì sự thanh bạch có thể biết được. Bừa nhằm vàng mà không ngoái lại để ngắm, nho sĩ thế gian còn như thế, Thích tử tự xưng bần đạo thì chứa của làm gì ? Người xuất gia thời nay không phải ai cũng khất thực, mà hoặc nhập tòng lâm, hoặc ở am viện, hoặc đi phương xa, cũng không khỏi cần đến tiền bạc. Nhưng quyết định phải biết trái với sự qui định của Phật mà phát sanh sự hổ thẹn to lớn, nghĩ nhớ nỗi nghèo thiếu của người khác mà thường hành bố thí, không mưu cầu, không dồn chứa, không buôn bán, không dùng bảy thứ quí báu trang sức những vật y phục, đồ dùng, vân vân, mới có thể tạm được. Nếu không thì đắc tội càng nặng.

Tóm lại mục đích của người tu hành là hướng đến giải thoát và giác ngộ, mà muốn làm được điều đó thì người tu hành phải tuân thủ các nguyên tắc và giới luật của nhà Phật trong đó có thập giới. Việc giữ giới trong sạch nghĩa là nghĩa là tác ý thiện tâm giữ gìn bảo vệ giới của mình không bị ô

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 31 - 38)