Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)

b. Thập thiện.

2.1.2.Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:

Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.

Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó. Một mặt, trong lao động

sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, phục vụ con người ngày một chu đáo hơn, cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn, môi trường xã hội ngày càng trong sạch, ngày càng nhân văn hơn, do vậy, càng có những điều kiện để xây dựng nên những phẩm chất của con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cũng chính trong quá trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân mình, tự rèn luyện khắc phục những hạn chế, thiếu sót của bản thân.

Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất, của trình độ phát triển xã hội, cần phải xác định mô hình con người cần xây dựng. Toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, hệ thống luật pháp, những chính sách kinh tế - xã hội, mục tiêu của giáo dục - đào tạo phải hướng vào mục tiêu đó, hình thành những phẩm chất con người theo bản chất, mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình thành với những phẩm chất tốt đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã hội theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc trưng con người xã hội chủ nghĩa mà chúng ta phấn đấu xây dựng là:

+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ. Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. để con người thực hiện được quyền làm chủ đó.

+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân

+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa với anh em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát triển toàn diện cá nhân.

+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ những thành quả cách mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.

Như vậy những tiêu chuẩn của con người mới ở Việt Nam hiện nay bao gồm nội dung cụ thể là: con người phát triển toàn diện có tri thức, khoẻ mạnh về sức khoẻ và đời sống tinh thần, có nhân cách, tài năng, đời sống tinh thần văn hoá của mỗi con người phải được biểu hiện trong cuộc sống lao động xây dựng bảo vệ tổ quốc, mang lại hiệu quả cho xã hội. Con người mới Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hóa Việt Nam của những truyền thống tốt đẹp cuat dân tộc đồng thời biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là con người phát triển cả đức lẫn tài và cũng là những con người kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, gia đình và lợi ích xã hội.

Nghị quyết Đai hội lần thứ IV của Đảng cũng chỉ rõ con người mới là con người phát triển toàn diện, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ta một mặt khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục làm bật dậy chân dung của con người mới. Chúng ta chống lại lối sống gia trưởng, độc đoán của di sản phương Đông kết hợp lối sống ích kỷ, thờ ơ, lạnh lùng của chủ nghĩa cá nhân phương Tây. Cần xây dựng con người có đời sống văn hoá tinh thần giàu lòng nhân ái, dân chủ, bình đẳng và có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể.

Tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, trong sáng, khoẻ mạnh trong cơ chế thị trường là tạo điều kiện để xây dựng con người mới.

Xây dựng con người mới luôn luôn là vấn đề đặt ra từ yêu cầu cuộc sống khách quan. Mỗi giai đoạn cách mạng đòi hỏi phải có lớp người phù hợp với đặc điểm của nó.

Trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay thì việc xây dựng con người mới vừa cách mạng vừa khoa học là một yêu cầu hết sức cấp thiết vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vì sự nghiệp giáo dục về tư tưởng đạo đức, lối sống cho con người mới để xây dựng xã hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa “

Con người mới vừa là nhân vừa là quả của cuộc sống xã hội, xã hội đổi mới, văn minh là một xã hội của những con người có văn hoá. Con người mới Việt Nam sẽ tự khẳng định mình trong điều kiện mới, mỗi người phát huy tính năng động của mình biết kết hợp truyền thống và hiện đại, tạo ra nhữn giá trị văn hoá văn minh.

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 41)