b. Thập thiện.
2.3 Các phương diện ảnh hưởng của tính thiện Phật giáo đối với con người mới ở Việt Nam hiện nay
người mới ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Nhìn vào đời sống văn hóa và tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm qua, ta thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Có thể thấy qua nhiều biểu hiện. Ở nhiều vùng của đất nước, số người theo Phật giáo ngày một đông, số gia đình phật tử xuất hiện ngày một nhiều, lễ hội Phật giáo và sinh hoạt Phật giáo ngày càng có vị trí lớn trong đời sống tin thần xã hội, số sư sãi được đạo tạo ở các trường Phật học ngày một lớn, số sách kinh Phật giáo mỗi năm mỗi tăng, v.v. Những hiện tượng đó liên tục tác động đến con người ngày nay, trên thực tế đã góp phần tạo nên nhân cách của một bộ phận con người Việt Nam đang sống.
a. Những nét nhân cách con người Việt Nam hiện nay mang dấu ấn của Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo. Như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi, những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đến việc hình thành nhân cách của các tín đồ.
Mấy chục năm lại đây, người phật tử Việt Nam hiện nay rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa trong các ngày sóc, vọng, họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các nghi lễ, họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới làm thiện. Mặt khác, nhà chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ, như giải oan, cầu siêu, nhận gửi hậu cho những người thân khi mất đi. Tất cả những điều đó cũng cố niềm tin vào giáo lý, vừa quy định và hành động của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt.
Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một sự việc có hệ trọng đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Họ còn nhìn thế giới, xã hội và con người trong dòng vận động không ngừng. Ở đó không có gì là tồn tại mãi, không có gì là đứng im tại chổ, cái gì cũng đang chuyển biến từ cái này sang cái khác, cái gì cũng đang ở trong một quá trình. Với con người là: sinh, lão bệnh, tử; với thế giới vật là sinh, trụ, dị, diệt; với vũ trụ là thành, trụ hoại, không. Mỗi khi bản thân hoặc người trong gia đình già lão, yếu đau, chết chóc, họ đều lấy đấy làm điều an ủi, xem đó là điều không thể tránh khỏi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩa và hành động của họ.
Phật giáo quan niệm đời người là khổ. Mỗi khi gặp phải rủi ro, mất mát, chết chóc,.. họ đều lấy đó làm niềm an ủi. Lý thuyết về “Tứ diệu đế”, về “Thập nhị nhân duyên”, về nhân quả, về nghiệp là cơ sở tư tưởng cho các quan niệm trên.
Con người đến với đạo Phật là để tìm đến một sự chỉ dẫn, làm cho tin thần sảng khoái, nhẹ nhõm. Nhưng, đạo Phật là tôn giáo, cần có sự cúng bái, cầu nguyện, cần được Phật tổ ra tay cứu vớt. Mỗi khi bản thân hoặc gia đình
có việc hệ trọng, họ đều lên chùa hoặc niệm Phật đường để thỉnh cầu. Đối với Phật Thích Ca được gọi là Phật hay ông Bụt, đều là hình tượng tiêu biểu cho sự sáng suốt vô biên, cho khả năng vô hạn của lòng nhân từ và độ lượng, của sự ban phúc và cứu vớt con người.
Lý tưởng của người phật tử là làm sao thoát khổ, làm sao có được sự bù đắp hạnh phúc ở thế giới mai sau mà ở thế giới này không đạt được. Nhất là được giải thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng, được lên thế giới niết bàn, siêu sinh tịnh độ. Ở trì giới và thiền định là vì lẽ đó, họ tự giác và giác tha cũng là vì lẽ đó.
Trên đây là những nét chung về nhân cách con người Phật giáo, nhưng nhân cách đó có sự khác biệt trong các tông phái, các vùng dân cư, các loại nghề nghiệp. Cũng là Phật giáo nhưng con người theo Thiền tông thì chú trọng đến tính Phật trong con người. Con người theo Tịnh độ tông thì chú ý làm thiện để được lên chốn niết bàn, chốn Tây phương cực lạc, còn người theo Mật tông thì chú ý đến bùa chú, cầu đảo, xin thẻ để đạt được ý nguyện. Cũng là Phật giáo nhưng tính cách của con người Phật tử ở mỗi vùng một khác, chẳng hạn vùng Hà Bắc, Hải Hưng thì nhẹ nhàng, thanh thoát, vùng Thừa Thiên –Huế thì nề nếp, chặt chẽ, vùng thành phố Hồ Chí Minh thì tự nhiên thoải mái. Cũng là Phật giáo, nhưng là người tri thức thì nặng nề về phần trí tuệ trong học thuyết, người làm nghề buôn bán thì nặng về tính thực dụng, vụ lợi, mê tín,, v.v.
Con người Việt Nam ngày nay là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, của nhiều học thuyết tư tưởng và tôn giáo. Tính cách của họ là một tổng hợp phức tạp. Ở đó có sự chi phối của hệ tư tưởng Mác-Lênin, đồng thời cũng có sự chi phối của các học thuyết và tôn giáo khác. Lý thuyết về nếp sống Phật giáo đã trực tiếp chi phối nhân cách của con người phật tử, đồng thời cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến những người ngoài Phật giáo nhưng có thiện cảm với Phật giáo.
Mặt tích cực là chấp nhận sự biến đổi của thế giới và con người, sống có nề nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm đến nổi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành động lấy tự giác làm đầu, v.v.. Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép nhiệm mầu của một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng ở năng lực hoạt động của con người, nếp sống thì khổ hạnh
và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí, v.v. Cả hai mặt tích cực và tiêu cực đó không phải là chống đối nhau mà làm tiền đề cho nhau, có cái này mới có cái kia, rất khó có sự lựa chọn và gạt bỏ mà không ảnh hưởng tới nhau. Chúng là hai mặt của một vấn đề: vấn đề nhân cách Phật giáo.
b. Nhân cách con người Phật giáo trước nhu cầu phát triển của xã hội ta ngày nay.
Xã hội ta ngày nay đang chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong bước quá độ này có những chuẩn mực làm người cần phải soát xét lại, có những giá trị cần phải đặt lại. Cái cũ thì có những mặt không còn phù hợp, nhưng cái mới thì diện mạo không được rõ ràng. Lúc này đang có sự khủng hoảng lòng tin và lý tưởng. Chính là lúc các tôn giáo có dịp phuc hồi và phát triển. Phật giáo là một hiện tượng tái sinh mạnh mẽ trong đó.
Không phải xã hội có khủng hoảng thì tôn giáo nào cũng có điều kiện trỗi dậy. Cũng không phải một tôn giáo nào đó trỗi dậy được là do người cầm đầu của nó biết tổ chức và chỉ đạo, mà là do bản thân tôn giáo đó đáp ứng được yêu cầu nào đó của thời đại. Phật giáo được phục hồi và phát triển chính là do nó thỏa mãn được một số yêu cầu của con người và xã hội ngày nay.
Làm thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, bố thí,.. là những bộ phận hợp thành tư tưởng và hành vi Phật giáo. Tư tưởng và hành vi này là những nét đẹp trong một xã hội mà ở đó cảnh khổ của con người còn nhiều, cần có sự cứu vớt. Tư tưởng và hành vi này là những nét cao thượng trong một xã hội mà cơ chế thị trường đã tạo nên sự phát triển chủ nghĩa cá nhân, phát triển tính bàng quan và thói ích kỷ, cần phải phê phán. Tư tưởng và hành vi đó phù hợp với truyền thống nhân đạo, thương người như thể thương thân của đạo lý làm người Việt Nam. Tất cả những điều đó làm xúc động những người có lương tri, khiến họ chấp nhận Phật giáo làm đạo của mình.
“Ngũ giới”, “bát giới”, “thập giới”,.. là những giới luật mà người phật tử phải thực hiện. Trong đó, “ngũ giới” là những giới luật cơ bản. Về thực chất, đó là những nguyên tắc đạo đức được hình thành nên từ những yêu cầu của cuộc sống xã hội mà Phật giáo nắm bắt được và vận dụng vào việc thực hiện mục đích của mình. Vì vậy việc thực hiện chúng, với Phật giáo là điều kiện để giải thoát, nhưng với xã hội thì đưa đến hệ quả là làm cho xã hội có cuộc sống yên bình, có quan hệ lành mạnh, cục diện mà xã hội phát triển nào
cũng mong đạt được. Chính vì lẻ đó mà nhiều người ngày nay có thiện cảm với Phật giáo.
Trong Phật giáo có những điều cần phải thực hiện thì mới mong sang được bờ bên kia của thế giới, gọi là “Lục độ”. Trong “Lục độ” có điều gọi là “nhẫn”, tức là chịu khổ, chịu hại mà không oán hận, là tinh thần nhẫn nhục chịu đựng. Phật giáo xem đây là biện pháp để giải quyết mâu thuẫn. “Bồ tát giới” khuyên nhủ: “Làm tổn thương sự sống để trả thù sự sống là điều trái ngược với đức hiếu sinh của đạo Bồ tát”. “Bồ tát giới” còn nói: “hận thù diệt hận, đời này không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật nghìn thu”. Hoặc như trên tường chùa “Bảo Quốc” Huế có câu: “Lấy oán trả oán, oán oán chất chồng; Lấy ân trả oán, oán tự tiêu tan”. Đây là thái độ cực đoan, là tinh thần thủ tiêu đấu tranh, là sự chịu đựng bằng bất cứ giá nào. Nhưng trong một hoàn cảnh nhất định thì thái độ trên lại có tác dụng thiết thực. Giáo sư Trần Văn Giầu nói: “Tôi muốn cùng các bạn tuyên dương, nhất là trong hoàn cảnh lịch sử hiện giờ khi khói lửa chiến tranh nổi lên trên 50 xứ thế giới với oán thù dân tộc và tôn giáo ngất trời, tôi muốn cùng các bạn tuyên dương các đạo đức của Phật giáo mà Nitsơ ca ngợi một cách cảm động: chống tư tưởng phục thù, chống tư tưởng oán ghét, chống hằn học. Ở đây đạo đức Phật giáo tỏ ra đẹp quá, người quá, Phật quá!”[x;y]. Nhận xét của giáo sư Giầu phù hợp với quan điểm của nhiều người ngày nay.
Phật giáo ngoài sự tín ngưỡng còn là phép dưỡng sinh. Kế thừa phép dưỡng sinh của truyền thống văn hóa và y học cổ đại Ấn Độ, nhất là đạo Yoga, Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống phép dưỡng sinh, như thiền định, làm thư giãn thần kinh và cơ bắp, tập trung tư tưởng vào một chỗ, yên với luật vô thường, vô ngã, v.v. Xem đó là một phương pháp của tu luyện. Phương pháp đó có tác dụng làm cho con người vượt qua được những nỗi tức giận, bực bội, mệt mỏi, những tinh thần bất an, giúp họ trở lại trạng thái bình thường, thậm chí đặt được sự ứng dụng, thanh thản, có lợi cho sự sống. Nhiều người đã thấy được giá trị của phương pháp này, đã chấp nhận nó, đồng thời do sự tương quan cũng chấp nhận luôn cả tín ngưỡng Phật giáo.
Luật nhân quả của nhà Phật có liên quan tới nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp ) mà sợi dây nối nguyên nhân với kết quả ít nhiều có tính thần bí, nhưng nó lại có hạt nhân hợp lý nhất định, nó cho thấy một xu thế chuyển biến tất yếu từ vật nọ sang vật kia. Cho thấy một cơ sở hiện thực để
hiểu một sự vật được hình thành từ sự vận động của một vật khác trước nó. Luật nhân quả đó có tác dụng trực tiếp là khuyên người ta làm thiện tránh ác, vì nhân nào quả ấy, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Nhưng nó còn có tác dụng chung là giúp con người có một phương pháp luận hữu hiệu để quan sát và hành động. Từ góc độ này người ta cũng dễ dàng chấp nhận Phật giáo.
Ngày nay, đây đó đã xuất hiện tiếng nói: “Chỉ có Phật giáo mới phù hợp với xã hội ta hiện nay”, “ông Mác phải ở cạnh ông Phật thì gia đình và xã hội mới yên ổn”. Hoặc có nhà tu hành nói: “Đạo đức Phật giáo có khả năng giúp cải thiện cuộc sống của con người hiện tại và xã hội hiện tại. Từ đó người ta tìm cách làm cho tôn giáo này giải thích nghi với xã hội ngày nay.
Giới trí thức của Phật giáo, trong truyền giảng kinh kệ, họ bỏ bớt yếu tố thần bí và tăng thêm yếu tố hiện thực, bỏ bớt sự giải thích cứng nhắc vốn có và tăng thêm sự giải thích uyển chuyển, rộng mở. Chẳng hạn đối với khái niệm “ngũ giới” họ đã thêm bớt và mở rộng nội dung như vấn đề “giới sát”. Thích Thánh Nghiêm nói: “Không được tự mình sát sinh. Còn nếu mua thịt, cá về nhà thì không hại gì cả”. Thích Minh Châu nói “Đức Phật không có yêu cầu tu sĩ không được ăn thịt, cá, trứng. tu sĩ đều có thể dùng không phân biệt”[16,18]. Vấn đề không nên áp đặt mà nên tùy theo hoàn cảnh và sở thích từng người mà giải quyết hợp lý.
Lịch sử thế giới cho thấy mỗi bước phát triển của khoa học là mỗi bước thụt lùi của tôn giáo. Nhưng thực tế, tôn giáo luôn tìm cách giải thích nội dung cho phù hợp với sự phát triển của khoa học để có điều kiện để tồn tại. Phật giáo ở nước ta ngày nay cũng thế, người ta kết hợp Phật giáo với khoa học, xem Phật giáo có nội dung khoa học, cho Phật Thích Ca là một nhà khoa học thời cổ đại, mà lời nói của ông mãi sau này con người mới chứng minh được. Phật đã nói: Trong bát nước có 84000 con vi trùng, trong vũ trụ này có nhiều thế giới, như vậy Phật đã tính tới vấn đề môi trường và sinh thái, v.v. Sự trình bày trên vô hình dung chứng tỏ rằng, Phật giáo là một khoa học đi trước thời đại.
Lịch sử dân tộc ta trước kia cho thấy, việc chính trị là việc của nhà Nho, còn việc sống chết, phúc họa là của nhà Phật. Nhưng ngày nay người ta đã nhấn mạnh vai trò chính trị các nhà sư thời Lý – Trần, nhấn mạnh ý nghĩa chính trị - xã hội các hoạt động của Phật tử hiện đại.
Đảng và Nhà nước ta đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là lo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Để đạt được mục tiêu đó, nước ta cần đến những con người có tham vọng lớn, năng động , lạc quan tin tưởng, dũng cảm sáng tạo. Nhưng những phẩm chất cần có đó của con người phần lớn trái với trái với các giáo lý của Phật giáo, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của nhà Phật; lạc quan tin tưởng trái với từ bi nhiều năm của Phật giáo; dũng cảm trái với tinh thần nhẫn nhục, chịu đựng của Đức Phật, v.v. Tuy nhiên, nhân cách Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội ngày nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong chừng mực nhất định, trong những trường hợp nhất định. Cho nên trong một xã hội phát triển năng động, thì Phật giáo vẫn giữ một vị trí quan trọng, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách con người mới – con người xã hội chủ nghĩa