Ảnh hưởng của tính thiện Phật giáo đối với hệ tư tưởng con người Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 64)

b. Thập thiện.

2.3.2Ảnh hưởng của tính thiện Phật giáo đối với hệ tư tưởng con người Việt Nam hiện nay.

người Việt Nam hiện nay.

a. Đối với thế giới quan

Khác với Nho giáo và những hệ tư tưởng khác, Phật giáo cho đến nay vẫn còn tồn tại. Từ khi du nhập, theo suốt chiều dài của lịch sử, Phật giáo luôn có mặt, nó gắn bó mật thiết với dân tộc, nó hầu như đã thấm sâu vào máu thịt của con người trên mảnh đất này. Dù trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết người Việt đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của Phật giáo.

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nền tảng của tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động. Nước ta là một nước đang ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế thị trường mở cửa, nhiều thành phần, chúng ta đang cố gắng xây dựng con người mới, con người theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta hiện nay vốn có nhiều tầng lớp, còn khá nhiều loại người, nhưng có lẻ phổ biến hơn cả vẫn là con người truyền thống rải rác ở khắp các làng quê. Những nét chung căn bản của con người truyền thống trước kia cho đến nay vẫn còn giữ lại được.

Đã có con người truyền thống, ắt hẳn có thế giới quan truyền thống, phong tục và tập quán truyền thống. Từ đó ta thấy ảnh hưởng của Phật giáo khá rỏ nét và sâu đậm lên thế giới quan của những người mà hiện nay họ hầu như vẫn còn giữ lại những cái đặc trưng của thế giới quan truyền thống.

Phân tích cấu trúc, thế giới quan truyền thống hay thế giới quan cổ truyền của người Việt ta thấy gồm bốn yếu tố:

Cái bản địa, Nho, Phật, Lão.

Sự hòa quyện bất phân giữa bốn yếu tố này tạo nên cho người Việt một quan niệm sống tương đối hoàn chỉnh trong lịch sử. Về hình thức, đó là những cái khác nhau, thậm chí có những điểm đối lập nhau, nhưng về mặt kết cấu, thì chúng lại là những bộ phận cấu thành của một thế giới quan thống nhất. Giữa chúng vô hình có sự phân công hợp tác, nương tựa, bổ sung cho nhau.

Cùng với yếu tố bản địa, Nho - Phật – Lão, mỗi cái đều có cái mạnh, sở trường, sở đoản khác nhau, chúng xem xét những mặt, những khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Nho giáo thì mạnh về chính trị - xã hội. Lão giáo chủ trương xa lánh những gì là nhân tạo, quay về bắt chước tự nhiên, sống tự nhiên vô vi đạm bạc. Cả hai đạo đều không đả động đến vấn đề sướng khổ, họa phúc, sinh tử. Nho cho rằng, chưa biết được việc sống thì làm sao biết được việc chết, giàu sang tại mệnh, phú quý tại trời. Đạo Lão cho rằng sống chết, sướng khổ, họa phúc đều là tự nhiên, không cần can thiệp để ý, rằng trong phúc có họa, trong họa có phúc. Những lý giải đó không thỏa mãn nhu cầu nhận thức và tâm lý của người Việt. Đạo Phật là một hệ thống giáo lý phong phú chặt chẽ, trong đó có những học thuyết có thể giải quyết được nhiệm vụ hầu như bỏ trống này.

Xét ở góc độ lý luận triết học, thì tỷ trọng tham gia của Phật giáo trong sự tổng hợp bốn yếu tố trên là lớn hơn, căn bản hơn, có hệ thống hơn, có cơ sở hơn, hợp lý hơn các phần khác. Bởi vậy, nó tồn tại lâu dài hơn, bề thế hơn, vững chắc hơn. Trong thế giới quan truyền thống này cái gì là cái tinh túy cần phải phát huy phát triển, mặt nào là hạn chế cần gạt bỏ, đặc biệt đối với công cuộc đổi mới hiện nay.

Bốn yếu tố cái bản địa, nho, phật, lão đan chéo, xen kẽ, bổ sung, thống nhất với nhau. Trước hết ta thấy học thuyết nhân quả luân hồi của nhà Phật, không những không cản trở quan niệm linh hồn của người Việt, mà nó còn có nhiều điểm tương đồng và ở khía cạnh nào đó nó đã củng cố và đặt cơ sở cho quan niệm đó. Quan niệm lục đạo, tam giới của đạo Phật rất gần gũi với tín ngưỡng bản địa về tam phủ, với quan niệm tam tài của Nho giáo. Sự hòa nhập giữa tam giáo và tín ngưỡng bản địa đến nỗi khó phân biệt cái nào thuộc giáo

nào, cái nào là của bản địa. Ngay trên bàn thờ một số nơi ta thấy có cả Phật, Tiên, Thánh, Tổ tiên. Ngay trong một số chùa, nơi được gọi là thánh đế của Phật giáo cũng không còn là Phật giáo thuần túy nữa, bởi lẽ có cả thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp, thần đá, thần hổ, có cả các Đức ông, các Mẫu v.v. Chính sự tổng hợp bốn yếu tố trên tạo cho người Việt truyền thống một cấu trúc tư duy tương đối hoàn chỉnh, toàn diện giữa cá nhân và xã hội, xuất và xử, tâm linh và thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Cũng chính nhờ những sự tổng hợp này mà cái bên ngoài biến thành cái bên trong, cái của người biến thành cái của ta.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Đi chùa đối với các cụ già trở thành một truyền thống của những người cao tuổi ở nước ta, nhất là các cụ bà. Các cụ già, một mặt do tuổi cao, sức yếu không còn tham gia, công tác, làm việc, nên có nhiều thời gian rãnh rỗi, mặt khác, mọi dắng cay ngọt bùi ở đời họ đã từng nếm trải, do đó họ có một cái nhìn sâu xa, bao dung, họ muốn sự yên tĩnh trong tâm hồn, họ đến cửa chùa để vui thú tuổi già. Cảnh thanh tịnh, tiếng chuông chùa không thể nào không ảnh hưởng đến họ, thuyết từ bi cứu khổ cứu nạn, vòng luân hồi, nhân quả, nghiệp báo không thể nào không lay động tâm can họ, thuyết vô thường lai càng thấm thía đối với họ.

Ngày nay nhiều bạn trẻ thanh niên cũng tích cực lên chùa bởi theo họ đi chùa để tâm hồn được thanh thản, để cầu phước, cầu may.

Phật giáo còn ảnh hưởng đến tầng lớp thiếu niên điều nay thể hiện rõ trong gia đình Phật tử.

Lịch sử gia đình phật tử ở nước ta đã gần được 60 năm. Từ những tổ chức đầu tiên như gia đình hướng thiện ở Huế. Gia đình Minh Tâm, gia đình Liên Hoa ở Hà Nội, tổ chức gia đình Phật tử lan tràn ra hầu hết mọi miền đất nước và ngay nay mở rộng ra cả nước ngoài. Mục đích tôn chỉ của Gia đình Phật tử Việt Nam khẳng định đây là một tổ chức giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên trở thành những người Phật tử chân chính để phụng sự đạo pháp, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.

Họ tuyên bố tổ chức của họ từ trước tới nay là một đoàn thể thiện ái và nhân bản, vượt trên mọi quan điểm dị biệt về chính trị, xã hội. Chí hướng của họ là góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, đào tạo và giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên giữ được truyền thống đạo đức dân tộc khỏi bị ảnh hưởng bởi

những luồng gió độc mang theo nếp sống trụy lạc, đầy dục vọng và cạm bẫy là băng hoại và tha hóa đạo đức các thế hệ thanh thiếu niên.

Lý tưởng của họ là tôn trọng hòa bình thế giới, yêu đất nước không phải bằng lời nói mà bằng cả cuộc sống cụ thể của mỗi người, tự nguyện giữ giới luật Phật thế, thực hành Tam quy ngũ giới, mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống, trau dồi trí tuệ và tôn trọng sự thật, sống trong sạch từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với thế giới quan của người Việt hiện nay thể hiện rõ ở lớp người truyền thống, ở tầng lớp cụ già và thiếu niên.

Từ vô ngã, Phật giáo quan niệm: đã là vô ngã, đã không có cái gì mà nhờ đó tôi có thể được gọi là tôi, ta có thể được gọi là ta, thì sống với chết, sinh với tử có ý nghĩa gì, đó chỉ là đổi thay, hợp tan của ngũ uẩn. Do đó quan điểm này khiến cho con người đứng trước cái chết họ không khiếp sợ, bạc nhược, “vô bố úy”.

Quan điểm nhân quả của Phật giáo đã hiểu cho đến tận ngọn nguồn đối với người thông thường là khó khăn, đặc biệt là thuyết luân hồi quả báo. Nhưng xét về mặt nào đó, nó cũng có ý nghĩa tích cực nhất định. Thử hỏi nếu thay thế quan điểm này bằng quan điểm duy vật thô thiển, chết là hết không còn gì nữa, thì sẻ gây nên những hậu quả khôn lường. Với sự thay thế này, một số người sẽ nghĩ đời sống chỉ có một lần, chết là hết, bởi vậy mọi hành động mà mình gây ra, sau khi chết, mình hoàn toàn không phải chụi trách nhiệm gì cả, do đó, họ luôn hưởng thụ, sống gấp, tham lam, tàn bạo. Khi tính ích kỷ và ”cái tôi” lên đến cực điểm, con người sẽ bất chấp công bằng lẻ phải, luân lý đạo đức, để thỏa mãn những dục vọng cá nhân thấp hèn. Đó là dấu hiệu suy thoái của con người mà chúng ta cần phải đấu tranh không khoan nhượng. Ngày nay, có thể có những tệ nạn xã hội có nguyên nhân bắt nguồn từ quan niệm này. Bởi vậy một mặt, chúng ta cần phổ biến tuyên truyền pháp luật, nhưng mặt khác chúng ta cũng nên đề cao giáo dục lương tâm, trách nhiệm, bởi lẻ “tòa án lương tâm” cũng có vai trò không nhỏ.

Phật giáo cho rằng, nếu tâm vô minh, mê muội, u ám, không sáng, vọng động thì sẻ xuất hiện ta – vật (thế giới vật chất), tâm – cảnh (thế giới bên ngoài). Như vậy, chỉ vì cái tâm u ám mà cá nhân con người và thế giới hiện tượng xuất hiện. Còn khi tâm trở nên sáng suốt, hư không, tĩnh lặng thì cảnh cũng không, mà tâm cũng không, Phật cũng không mà ngã cũng không. Như

vậy là “Nhất thiết duy tâm tạo”, mọi thứ đều do tâm tạo ra. Dĩ nhiên khái niệm tâm ở đây rất rộng, rộng hơn khái niệm tâm trong tổ hợp từ “chủ nghĩa duy tâm” của phương Tây nhiều. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì cũng là chủ nghĩa duy tâm theo đúng nghĩa rộng của từ này. Quan niệm này trong một phạm vi nhỏ đã đề cao sức mạnh nội tâm bên trong. Khi con người hướng nhiều vào tâm, vào thế giới bên trong, thì họ sẽ phần nào sao lãng bên ngoài, ít quan tâm đến những vấn đề xã hội. Thử hỏi nếu ai cũng hướng nội như vậy thì quốc gia đất nước ra sao? Câu nói của Trần Thủ Độ cách đây ngót 7 thế kỷ vẫn còn văng vẳng đâu đây.

Phật giáo là học thuyết về tâm. Cái tâm con người là vô cùng quan trọng, bởi lẽ phân biệt giữa người và động vật chủ yếu là ý thức, tinh thần, là tâm. Quản lý lãnh đạo giỏi nhất là thu phục nhân tâm con người. Lịch sử dân tộc đã chứng minh, khi nào dân ta đồng tâm hiệp lực thì tạo nên sức mạnh vô cùng to lớn. Ngay trong quan hệ giữa người với người ở nước ta từ xưa đến nay, dân ta đều coi trọng cái tâm. Trong mọi việc, vấn đề quan trọng là tấm lòng, là thành tâm, thực bụng. Đó là truyền thống quý báu, trong đó có sự đóng góp của Phật giáo mà chúng ta cần phát huy. Ngày nay, một ít người cho rằng có tiền là có tất cả thậm chí mua được cả lương tâm. Điều này đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của cha ông mà chúng ta cần phải lên án.

Ngay trong mỗi con người đều có hai phần thống nhất hữu cơ với nhau: vật chất (cơ thể) và tinh thần, thân và tâm. Từ đó ta cũng có hai thứ bệnh, hai thứ khổ: bệnh về thể xác, khổ về vật chất; bệnh về tinh thần, khổ tâm. Dĩ nhiên hai loại bệnh, hai loại khổ này liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, vì nhiều bệnh về tinh thần, nhiều nổi khổ tâm lại có nguyên nhân từ vật chất. Một trong những phương pháp chữa bệnh về tâm là phải an cho được cái tâm. Và đây là cái sở trường của Phật giáo – phép an tâm.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với thế giới quan của người Việt hiện nay còn thể hiện không chỉ ở quan niệm của Phật giáo về vũ trụ, thế giới, mà còn ở quan niệm của nó về cuộc đời và con người. Phật giáo cho rằng đời là khổ. Nhưng khi phân tích ta thấy cái khổ này nghiêng về tinh thần cá nhân. Khái niệm “dukkha” mà người Trung Hoa dịch ra là khổ cũng nói lên điều đó. Dĩ nhiên, tinh thần và vật chất không tách rời nhau, nhưng nếu bỏ qua hay không chú ý nhiều tới cái khổ vật chất, cái khổ do xã hội đưa lại, cũng có nghĩa là ít quan tâm chú ý tới việc làm thế nào cho của cải vật chất ngày càng phong

phú, tới việc giải phóng con người về mặt xã hội. Nếu ai cũng như vậy thì sản xuất sẽ ra sao, khoa học kỹ thuật sẽ thế nào và khi đó, sự áp bức bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác sẽ mặc sức hoành hành.

Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo đối với thế giới quan của người Việt hiện nay còn thể hiện ở chổ, Phật giáo đã mang lại cho họ một bức thông điệp, trong đó nói rằng trong thế giới bên trong, trong tâm còn biết bao điều bí ẩn, trong mỗi con người còn biết bao khả năng, năng lượng tiềm tàng mà chúng ta có thể còn chưa hề đã động đến. Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải phải giải phóng những tiềm năng to lớn này. Phật giáo Việt Nam có truyền thống hướng những tiềm năng này vào phục vụ nhân dân, nhân quần, xã hội. Cái đó làm cho Phật giáo Việt Nam mang tính chất nhập thế rõ rệt, tích cực và mạnh mẽ hơn cả Phật giáo Ấn – Trung.

b. Đối với tư duy của người Việt

Bất cứ dân tộc nào cũng có truyền thống. Truyền thống đó không phải là một cái gì trừu tượng, mà nó được thể hiện ở văn hóa, con người, xã hội, phong tục tập quá, nghề nghiệp v.v. Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm 85%. Ở nhiều vùng nông thôn, cái truyền thống, con người truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng và nhiều nơi đó lại là chủ yếu. Như vậy, quan niệm truyền thống vẫn còn tồn tại như một hiện tượng khá phổ biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b.1 Đặc điểm tư duy người Việt Nam ta trong truyền thống là hướng nội

Hướng nội là đặc điểm nổi bật trong tư duy phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng

Thế giới bên trong cũng đầy những bí ẩn, cũng phong phú vô tận như thế giới bên ngoài. Nó không thể sờ mó, cân đo, đong đếm được bởi, bởi vậy rất khó tiếp cận. Ở đây, nếu nợ nần về tinh thần tình cảm chỉ có thể thực sự trả bằng tình cảm tinh thần, thì nhận thức về tâm thực sự và tốt nhất chỉ có thể bằng tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Thiền tông để xuất chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm”.

Nghiên cứu thế giới, vũ trụ bên ngoài là để phát hiện ra bản thể tối hậu cùng. Nhưng do quan niệm vạn vật đồng nhất thể, nên bản thể vũ trụ cũng tiềm ẩn trong mổi con người. Bởi vậy khi làm cho bản thể trong mỗi cá nhân hòa đồng với bản thể vũ trụ, thì ta và thế giới lúc đó hòa làm một. Ta là vũ trụ, vũ trụ là ta. Bởi vậy, mọi cái xảy ra trong vũ trụ cũng là xảy ra trong ta

và ta có thể biết. Muốn đạt được điều đó thì phải có tri thức phi nhị nguyên, phải có trí tuệ, hay nói theo danh từ nhà Phật là phải có Bát nhã. Nhà Phật chủ trương mỗi người hãy tự khai mở tâm tình, “hãy tự thắp đuốc lên mà đi”, mà bước đầu là phải có sự biến đổi về mặt đạo đức theo hướng thiện.

Ở phương Tây, muốn có tri thức phải dùng lý trí; còn ở phương Đông,

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 64)