b. Thập thiện.
2.3.4 Ảnh hưởng của tính thiện Phật giáo đến lối sống
Phật giáo là một yếu tố tín ngưỡng thiết yếu trong đời sống con người. Triết lý Phật giáo mang tín nhân văn, nhân đạo sâu sắc, là triết lý thực sự tôn trọng con người và vì con người, Phật giáo đã coi trọng con người vì con người là vị Phật tương lai, con người có khả năng đạt đến giải thoát tối thượng nếu con người có đủ ý chí và nổ lực của mình. Cuộc đời đức Phật là một hình ảnh sinh động của một người dựa trên sức mạnh của mình, tự tìm đạo, tự mình tu khổ hạnh, và tự hành thiền cho đến lúc chứng quả mà không nhờ thần lực nào. Đạo Phật thực sự tôn trọng con người.
Đạo đức Phật giáo là một nếp sống trong sạch thanh tịnh, lành mạnh vì chỉ có một đời sống thanh tịnh mới đảm bảo một đời sống hạnh phúc và hạnh phúc chỉ đến với một tâm trong sạch, từ bỏ bất thiện, thực hành điều lành như Phật từng dạy:
“Không làm điều ác Thành tựu các hạnh lành Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy”[Kinh Pháp Cú, 183]
Giáo lý của Phật giáo là một nếp sống trong sạch và thánh thiện vì thế nếp sống đó phải là nếp sống tôn trọng sự thật, không có quanh co lừa dối. Phật giáo không hứa hẹn với chúng ta một thiên đường xa xôi siêu thế mà yêu cầu chúng ta nhìn thẳng vào thực tại, tìm ra những gì gây cho chúng ta bất hạnh và đau khổ rồi chỉ cho chúng ta phương pháp thiết thực để đoạn trừ những nguyên nhân đó. Như vậy đạo Phật là đạo giúp con người thoát khỏi nỗi đau khổ và sống an lạc, hạnh phúc, giúp con người thoát khổ bằng phương pháp thiết thực và hiện tại, mà điều đó thì mỗi người đều có thể làm được. Đức Phật đã có thái độ phân biệt thiện, ác rất rõ ràng, phân biệt trong kết quả của nó trong hiện tại và tương lai. Phân biệt cả nguyên nhân của nó là tham, sân, si thì ác, và không tham, không sân, không si thì thiện. Ngài khẳng định: Người ác sống trong đời sống hiện tại ít nhất chịu khổ trên bốn phương diện: một là tự mình chê trách mình, lương tâm cắn rứt, dày vò, nội tâm như lửa đốt, ưu não, khổ não, hai là bị người có trí chê trách, ba là bị quần chúng lên án chê bai, bốn là khi mệnh chung tâm người ác bị si mê u ám, dù có muốn cũng không trăn trối được gì cho người thân và sau khi chết người ác phải tái sinh vào cõi ác. Còn đối với người thiện thì tự mình không chê trách mình, được kẻ trí tán thán, tiếng lành đồn xa. Khi mệnh chung không bị u ám, sau khi chết được tái sinh vào cõi trời. Đây cũng chính là nghiệp quả của mỗi đời người, là việc gieo nhân nào gặp quả nấy. Con người không thể tránh khỏi nghiệp báo do mình gây ra. Kinh Pháp Cú có ghi:
“Chẳng phải bay lên không trung Chẳng phải lặn xuống đáy bể
Chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm Dù tìm khắp thế gian này
Chẳng có nơi nào trốn khỏi nghiệp ác do mình gây ra” [Kinh Pháp cú, câu 127, trang 36]
Phật giáo chủ trương làm việc thiện để xây dựng gia đình vui tươi, an lạc và một quốc gia sống trong trật tự, hòa bình là điều tốt đẹp, việc tu "thiện nghiệp" và "ngũ giới" là chúng ta đang gieo nhân lành và sẽ gặt được quả tốt.
Điều đó đòi hỏi mỗi người phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc hành thiện diệt ác, giữ tâm trong sạch, tích cực làm việc công đức cứu tế, giúp người khốn khó.
Đạo Phật là đạo thiện, là tốt, là những gì làm cho con người tiến hóa, hướng thượng, làm cho con nghười thực hiện được tính người tức là tính Phật và xem là ác, là xấu xa tất cả những gì làm sa đọa, tha hóa con người dù chúng đến từ đâu dưới bất cứ hình thứ nào.
Giáo lý Phật giáo như chiếc dò đưa khách sang sông mục đích cuối cùng là giải thoát đến cõi Niết Bàn, cực lạc. Giáo lý Phật giáo hướng mọi người nuôi dưỡng lòng từ - bi – hỉ - xả, bác ái, khuyên mọi chúng sinh là hướng thiện và khuyến thiện. Vô ngã vị tha, lợi lạc quần sinh trong cuộc sống phải lấy thiện làm điểm xuất phát. Sự hướng thiện theo tinh thần của Đức Phật là những việc mang lại an lạc cho con người cho nên mỗi người phải thực hiện thường xuyên, đặc biệt là trong đời sống hàng ngày ngay trong các mối quan hệ xã hội. Đức Phật cũng dạy con người sống phải biết xóa bỏ mọi đó kỵ, sống hòa hợp với đạo đức để đem lại cho chính mình niềm vui, thanh thản và đóng góp chung cho xã hội một cuộc sống an lạc, hài hòa sống thiện bao nhiêu thì sẽ gặt được điều tốt bấy nhiêu vì: "Tích thiện phùng thiện, tích các phùng ác"
Trong Kinh Pháp Cú có ghi :
"Người tạo các thiện nghiệp, làm xong chẳng ăn năn còn vui mừng, hớn hở vì biết mình sẽ thọ lấy quả báo tương lai"[19, câu 62, trang 26]
Theo quan niệm của Đức Phật thì người nào lấy việc lành tiêu trừ việc ác người đó là ánh sáng chiếu cõi trần gian, như vầng trăng ra khỏi mây mù còn ai hay làm việc ác, vi phạm ngũ giới tức là tự đào thải thiện căn của mình ngay ở cõi đời này. Nói chung giáo lý Phật giáo rất gần gũi với yêu cầu của đời sống xã hội thực hiện lời Phật dạy là làm cho xã hội có cuộc sống bình yên, lành mạnh. Đó là những giáo lý mang tính nhân bản sâu sắc vì thế mà ngày nay Phật giáo chiếm được thiện cảm của nhiều người trong đó có người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, hạn chế của Phật giáo là chủ trương bất bạo động và diệt dục, tinh thần thủ tiêu đấu tranh và chịu đựng bằng bất cứ giá nào. Phật giáo tiếp cận thế giới con người với cái nhìn bi quan, phương thức giải quyết nỗi
khổ đều xuất phát từ ý thức tâm linh, từ sự tu dưỡng tâm tính, những điều này làm giảm tính tích cực của xã hội của con người.
Nếu gạt bỏ những hạn chế trên, thì những nội dung tính thiện trong triết lý Phật giáo là những giá trị đạo đức góp phần tạo nên đạo đức mới hiện nay ở Việt Nam. Hơn 2000 năm du nhập và tồn tại ở Việt Nam, Phật giáo đã gắn với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, dù thời nào thì Phật giáo cũng lấy từ - bi –hỉ - xả, lấy chân – thiện – mĩ giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và phương châm hành đạo. Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn và có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội trên tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phật giáo đã khích lệ nhân dân cả nước thực hiện những giá trị nhân văn tốt đẹp, lối sống an lành, hạnh phúc góp phần xây dựng đất nước, bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng xã hội mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu: "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Để làm được điều đó, mỗi cá nhân phải có ý thức xây dựng xã hội mới và con người mới, đạo đức Phật giáo, nhất là triết lý tính thiện của Phật giáo vẫn là một động lực đạt mục tiêu ấy.