Những chuẩn mực đạo đức con người mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 48)

b. Thập thiện.

2.2 Những chuẩn mực đạo đức con người mới ở Việt Nam

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình vì lợi ích của xã hội và của người khác trong mối quan hệ giữa con người với con người , cá nhân với xã hội.

Đạo đức là một mặt quan trọng để đánh giá giá trị con người, là yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn hóa. Cho nên dù thời đại nào con người cũng phải coi trọng mặt đạo đức. Đối với việc xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay, thì việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trong nền kinh tế thị trường con người đã quan trọng hóa vấn đề vật chất mà xem nhẹ các yếu tố văn hóa, tư tưởng, tinh thần, con người sống thực dụng hơn, ích kỉ và vụ lợi hơn, sống theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. Từ đó phai nhạt lý tưởng sống, suy thoái về đạo đức, con người dễ bị đồng tiền làm tha hóa và trở thành nô lệ của đồng tiền vì đồng tiền mà sẵn sàng đánh mất nhân tính của mình. Mặt khác kinh tế thị trường cùng với việc mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập,mở cửa đã tạo điều kiện cho các yếu tố văn hóa ngoại lai du nhập vào Việt Nam, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc, cản trở việc xây dựng nền đạo đức xã hội chủ nghĩa nó kích thích lối sống đồi trụy, thực dụng đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Chính vì những lẽ đó nên việc xây dựng, giáo dục những giá trị đạo đức tốt đẹp cho con người hiện nay trở nên cấp thiết, để họ thực sự là những con người tài đức vẹn toàn, là con người mới góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Những phẩm chất đạo đức của con người mới ở Việt Nam hiện nay được biểu hiện rõ nét trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về đạo đức.

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, là danh nhân văn hóa thế giới. Những tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong dó có tư tưởng về đạo đức là di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng ta, dân tộc ta và nhân loại. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam, đó là những tư tưởng được hình thành, phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cánh mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, và là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, trong đó Người đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng những phẩm chất đạo đức của người Việt Nam trong thời đại mới:

- Trung với nước, hiếu với dân - Thương yêu con người

- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

2.2.1 Trung với nước, hiếu với dân

Theo Hồ Chí Minh, nước là nước của dân, dân là chủ đất nước. Trung với nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Hiếu với dân nghĩa là thương dân, gắn bó với dân, kính trọng học tập dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Người cán bộ Đảng, cán bộ Nhà nước vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân. Trung với nước, hiếu với dân là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước, đây cũng là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân và hơn nữa phải tận trung với nước, tận hiếu với dân.

*Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

- Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.

- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước. *Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Những người có phẩm chất đạo đức trung với nước, hiếu với dân thì sẽ “suốt đời phấn đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Nếu đó là cán bộ, đảng viên thì họ sẽ “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”. Chỉ có như vậy họ mới lãnh đạo được nhân

dân, được nhân dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn cho cách mạng.

Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân không chỉ là lời kêu gọi hành động, mà còn là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, không chỉ là trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt mà cả về lâu dài về sau.

2.2.2 Phẩm chất yêu thương con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân đạo của nhân loại, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định con người có đạo đức là con người có tình yêu thương con người. Người cho rằng, tình yêu thương con người là phẩm chất cao đẹp nhất. Tình yêu thương con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong các quan hệ xã hội. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chung chung trừu tượng mà được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản dành cho các dân tộc và con người bị áp bức đau khổ.

Tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình cảm thương yêu với nhân dân lao động và những người cùng khổ, những người bị áp bức, bốc lột. Từ tình cảm yêu thương con người mà họ sẽ đấu tranh để giải phóng con người, tiêu diệt bần cùng, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tiinh thần cho những người bất hạnh. Nếu không có tình yêu thương con người thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Tình yêu thương con người thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày giữa con người với con người trong các mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng chí, đơn vị, trong các lĩnh vực hoạt động: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là thái độ và hành vi tin tưởng, tôn trọng con người, biết độ lượng, thông cảm, biết nâng con người lên chứ không phải hạ thấp càng không phải vùi dập con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ khuyết điểm, sai lầm và cố gáng sữa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị thương, bị bắt hay đã quy hàng cũng cần có lòng thương yêu đối với họ. Tình yêu thương đó sẽ giúp con người tiến bộ hơn, sẽ đánh thức những gì tốt đẹp của những con người đó.

Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của Tổ Quốc, tự do hạnh phúc cho con người. Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn. Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người, học tập, lao động, sáng tạo, cống hiến, phải phục vụ con người.

Bác đã từng khái quát về triết lý cuộc sống: “ Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề … ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân lọai đau khổ bị áp bức”. Đó không phải là lòng thương hại của “bề trên” nhìn xuống, cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn của người “đứng ngoài” nhìn vào, mà là sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ với thân phận nô lệ, người dân mất nước. Bác khẳng định: “lòng yêu thương của tôi đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi.”

Từ lòng yêu thương con người phải có niềm tin mãnh liệt vào phẩm giá tốt đẹp của con người. Người vạch rõ: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu. Mỗi người đều có thiện - ác trong lòng”. Tuy nhiên, “tốt - xấu, thiện - ác không phải tự nhiên mà có, phần nhiều do giáo dục mà ra”:

Vì vậy, Bác yêu cầu thái độ của người Cách mạng phải có lòng tin trong việc giáo dục đối với con người, “phải biết làm cho lòng tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi”.

Ngay cả trong “Di chúc” của mình Bác đã căn dặn, Đảng ta phải có tinh đồng chí, thương yêu lẫn nhau. Đây là tình thương yêu trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách chân thành, nghiêm túc giữa những người cùng lý tưởng, cùng phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng chung.

2.2.3 Phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phẩm chất trung tâm, là nên tảng trong cuộc sống đạo đức của con người, là đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Có lẽ vì thế mà lúc sinh thời Bác đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ tác phẩm “Đường cách mệnh” cho đến lúc đi xa. Trong di chúc để lại, Bác căn dặn “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Đối với mỗi người phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính có hay không có nhiều hay ít được thể hiện qua hoạt động thực tiễn, trong đời sống cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công việc người đó làm, những cương vị người đó đảm nhận. Trong cuộc sống nếu sự dối trá vẫn còn tìm được chỗ náu, thì những thói lười biếng, xa phí, bất liêm, bất chính, hủ bại, sa đọa, thu vén lợi ích riêng, làm hại lợi ích chung…vẫn có nguy cơ phát triển làm vẫn đục đời sống xã hội.

Hồ Chí Minh đã giải thích rất rõ, rất cụ thể và rất dễ hiểu các khái niệm “cần, kiệm, liêm, chính” đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa những phẩm chất ấy. Theo Hồ Chí Minh thì:

. - Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, chăm chỉ, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ” Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Theo Người “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, quyết chí ác làm nên”.

- Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức…

Cần, kiệm là phẩm chất chung của con người trong cuộc sống, lao động và công tác. Cần kiệm như “hai chân của con người. Cần không kiệm như thùng không đáy, như gió vào nhà trống”, “làm chừng nào xài chừng ấy” “ruốt cuộc không lại hoàn không”. Kiệm mà không cần thì lây gì mà kiệm. Ngừơi đã từng đề cập đến câu nói trong Nho giáo “Làm thì nhiều, tiêu xài thì ít. Làm thì nhanh chóng hiệu quả. Xài thì từ từ thông thả, tiền bạc sẽ luôn đầy đủ”.

- Liêm là trong sạch, thanh liêm, không tham lam, luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân; không xâm phạm dù một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của dân. Không tham địa vị, tiền tài, không ham tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Theo Bác “chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.

Người đã chỉ ra những hành vi đã trái với chữ Liêm như “cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đúc, hoặc trộm của công làm tư… Dìm người giỏi,

để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo trộm). Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật úy lao. Gặp giặc mà rút ra, không đánh là tham sanh úy tử.”[x;y]

- Chính là thẳng thắn, đứng đắn, trung thật, không có lòng tà.

Đối với mình: Không tự cao, tự đại; luôn chịu khó học tập cầu tiến, luôn tự kiểm điểm để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.

Đối với người: Không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc.

Đối với công việc: biết đặt việc công lên trên việc tư, đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho được, làm đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm, việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày một việc lợi cho nước, cho dân.

Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, có mối quan hệ với nhau Cần, kiệm, liêm là gốc của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cả cành, lá, hoa, quả mới hoàn chỉnh.

Trong quan niệm đạo đức, Bác đã coi cần, kiệm, liêm, chính như 4 đức của con người, thiếu một đức thì không thành người, cũng như:

“ Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức Cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người”.

Cần, kiệm, liêm, chính rất cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi nếu cán bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách mạng, đến uy tín của Đảng. Mặt khác nhiều người trong các công sở đều có nhiều hay ít quyền hành nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì sẽ trở nên hủ bại biến thành sâu mọt của dân.

- Chí công vô tư tức là rất mực công bằng, công tâm, “Phải đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”. Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, phải biết đặt lợi ích cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”. Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Là người chí công

vô tư thì phải hết mực công bằng, công tâm, không được có lòng riêng, không được thiên vị, không được tư ân, tư oán, tư huệ, tư thù. “Không được bênh vực tầng lớp này, chống lại tầng lớp khác”; phải biết “làm cho các tầng lớp nhân dân đoàn kết lại”. Trong giải quyết công việc phải nhớ câu “không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”. Đối lập với “Chí công vô tư” là “dĩ công vi tư”, đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại. Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính.

Một phần của tài liệu Tính thiện trong triết học phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với việc giáo dục con người mới ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w