- Các đoàn thể quần chúng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, đổi mới nội dung và phơng thức họat động, xắp xếp lại bộ máy, cán bộ.
- Xây dựng phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mới, giảm bớt các cuộc họp không cần thiết, thiếu chuẩn bị.
- Tăng cờng công tác kiểm tra của Đảng, kết hợp công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nớc, đấu tranh chống các biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu và tinh thần, trách nhiệm; sự bảo thủ, trì trệ, quan liêu, hống hách, xa rời quần chúng, lợi dụng chức quyền để tham ô, ăn cắp hoặc hởng đặc quyền, đặc lợi.
- Làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và lề lối làm việc giữa các cơ quan Đảng, Nhà nớc và các đoàn thể quần chúng.
Bớc sang năm 1990, do những khó khăn về kinh tế và đời sống, tham nhũng, hối lộ lan tràn và trở thành tệ nạn, đợc nhìn nhận nh một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong hoạt động của Đảng và Nhà nớc. Tham nhũng có trong mọi lĩnh vực, trong cả công tác cán bộ, ở những lĩnh vực tởng chừng nh không thể tham nhũng, đó chính là tình trạng chạy chức, chạy quyền, mua quan bán chức. Vì vậy, Quyết định số 240/HĐBT ngày 26/2/1990 của Hội đồng bộ trởng “Về đấu tranh chống tham nhũng” là văn bản đầu tiên chúng ta mở đầu cuộc chiến chống tham nhũng. Trong đó nhận định: “ Trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong nhiều cơ quan, xí nghiệp của Nhà nớc đã xuất hiện ngày càng nhiều tệ tham nhũng dới nhiều hình thức, gây ảnh hởng rất nghiêm trọng, trong việc xâm phạm tài sản của Nhà nớc, của tập thể, của công dân, gây nên sự bất bình trong nhân dân, sự bất công trong các tầng lớp xã hội và giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nớc. Trong không ít trờng hợp hành vi tham nhũng đã gây tác hại nh một tội ác hay một hành vi phá hoại. Chúng ta đã nhiều lần lên án và tiến hành nhiều biện pháp để đấu tranh và ngăn chặn nhng ít hiệu quả. Tệ tham nhũng dới nhiều hình thức không những không bị ngăn chặn mà còn có chiều hớng nghiêm trọng hơn”47.