Đối tượng hội thảo

Một phần của tài liệu Thạc sỹ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng công ty cổ phần ford thăng long (Trang 40 - 44)

• Đối tượng cấp quản lý, tác giả tiến hành chọn mẫu bằng cách lựa chọn các đối tượng là các Tổ trưởng, Ca trưởng, Đội trưởng, Phó phòng /ban, Trưởng phòng /Ban trong Xí nghiệp và các trưởng phòng / ban trong Công ty cổ phần ford Thăng Long, nhằm nhận được thông tin nhiều chiều dựa vào vị trí, trình độ, kinh nghiệm... của họ. • Đối tượng là nhân viên, được chọn mẫu là 20% số lượng nhân viên từ các phòng /ban

trong Xí nghiệp, nhằm mục đích thu nhận được thông tin từ đối tượng là người lao động trực tiếp.

• Ngoài ra tôi chọn một lãnh đạo là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty để phỏng vấn và thảo luận nhằm thu thập những thông tin mang tính định hướng, chiến lược

Nội dung hội thảo được xây dựng nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu. Nội dung tập trung chủ yếu về công tác quản lý nguồn nhân lực hiện tại của Xí nghiệp, như: Chiến lược kinh doanh, chiến lược nhân sự, Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lương, chế độ thưởng.

Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp điều chỉnh các mặt công tác quản lý nguồn nhân lực trên, như là: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự, chế độ lương, chế độ thưởng.

- Địa điểm thảo luận.

• Đối với các cấp quản lý tôi mời mọi người đi ăn cơm trưa và tổ chức hội thảo tại quán cơm để tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho mọi người thảo luận tự nhiên.Từ đó tôi có thể phỏng vấn sâu.

• Đối với nhân viên tôi chia thành hai nhóm và mời mọi người đến quán cà phê để trao đổi, thảo luận theo hình thức chia sẻ thân tình.

• Đối với cao cấp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tôi xin đặt lịch gặp tại văn phòng làm việc của Chủ tịch để phỏng vấn và trao đổi về chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

- Thời gian thảo luận

• Đối với các cấp quản lý tôi tổ chức thảo luận khi mời mọi người đi ăn cơm trưa và uống nước sau khi ăn trưa nên thời gian thảo luận được thực hiện từ 11h15 đến 13h30.

• Đối với nhân viên tôi chia thành hai nhóm được tổ chức tại quán cà phê sau khi ăn trưa, được thực hiện từ 12h15 đến 14h.

• Đối với cao cấp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tôi xin đặt lịch gặp tại văn phòng làm việc của Chủ tịch từ 11h đến 12h.

- Cách lập và sử dụng câu hỏi thảo luận

• Đối với các cấp quản lý tôi lập và sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi gây tranh luận để mọi người có thể thảo luận kỹ và rõ từng vấn đề.

• Đối với nhân viên tôi chia thành hai nhóm, tôi chỉ lập và sủ dụng câu hỏi mở để mọi người trình bầy kỹ các vấn để được và những người khác có thể bổ sung thêm các ý kiến ( không cần thiết phải tranh luận ở đối tượng này).

• Đối với cao cấp là Chủ tịch Hội đồng quản trị, tôi lập và sử dụng câu hỏi mở để Chủ tịch nêu các quan điểm, các đánh giá, các nhận xét và các định hướng về chiến lược kinh doanh và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Lưu ý: Có bảng mẫu câu hỏi được lập thành “Mẫu xin ý kiến” gửi cho tất cả các đối tượng được chọn mẫu trước 01 tuần khi buổi thảo luận diễn ra, (trong phụ lục A).

3.3. Lịch trình nghiên cứu

- Tác giả tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để nghiên cứu phần lý thuyết nhằm hiểu biết phần kiến thức liên quan, thực hiện trong vòng 08 tuần.

- Quan sát tổ chức dựa vào những hiểu biết có được trong thời gian làm việc tại Xí nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng, sau đó xây dựng tại liệu hội thảo trong vòng 03 tuần. - Gửi tại liệu cho các đối tượng đã được chọn mẫu trước thời gian hội thảo 01 tuần. - Tổ chức hội thảo 01 buổi cho các đối tượng cấp quản lý, các đối tượng là nhân viên 02 buổi; Thời gian tổ chức hội thảo được thực hiện trong vòng 01 tuần.

- Sau khi có kết quả từ các buổi hội thảo, tác giả tổng hợp thông tin vào bảng mẫu, tiến hành phân tích thông tin trong 03 tuần.

- Tổng hợp, hoàn thiện đề tài 04 tuần.

- Tổng thời gian thực hiện đề tài kể từ khi nghiên cứu đến khi hoàn thiện được thực hiện trong vòng 05 tháng.

3.4. Phân tích kết quả

- Kết quả hội thảo được tổng hợp thành hai bảng. Bảng thứ nhất bao gồm toàn bộ thông tin ghi nhận được từ các buổi hội thảo, các ý kiến phát biểu chi tiết kèm theo đánh giá chung cuối cùng của từng đối tượng trong từng buổi hội thảo. Bảng thứ hai là tổng hợp đánh giá chung theo ba mức độ tốt, khá, trung bình và đánh giá khác về các vấn đề được hội thảo, ở bảng này tôi có tính % cho từng mức độ đánh giá theo từng nhóm đối tượng. - Sau khi có bảng thông tin tổng hợp, tôi đã tiến hành phân tích. Đầu tiên dựa vào đánh giá chung theo mức độ để biết xu hướng đánh giá của một hoặc toàn bộ nhóm đối tượng. Để phân tích sâu hơn, tôi đã trích dẫn các câu đánh giá chi tiết của người phát biểu trong từng buổi thảo luận để làm rõ vấn đề. Cuối cùng, tôi đã kiểm chứng lại kết quả phân tích

qua việc trao đổi thông tin về kết quả đối với một số đối tượng tham gia hội thảo và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị nguồn nhân lực.

3.5. Tính xác thực và độ tin cậy của dữ liệu

Nghiên cứu của tôi được xây dựng dựa trên mức độ đảm bảo cao về tính xác thực và độ tin cậy của thông tin. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa vào các dẫn chứng như sau:

- Thứ nhất, mô hình nghiên cứu đã được phân tích dựa trên các lý thuyết đã được chứng

minh trên thực tế và đã được công nhận trong các nghiên cứu trước đó. Ví dụ như lý thuyết về Quản trị nhân sự được sử dụng trong đề tài được lấy từ tài liệu nghiên cứu của các tác giả như: Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai viết trong giáo trình Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự được xuất bản tại Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà nội ; Tác giả Đỗ Văn Phức viết trong giáo trình Quản lý nhân lực của doanh nghiệp được xuất bản tại nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật, Hà Nội và một số tài liệu khác... Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các biến được thiết lập trong mô hình lý thuyết của các tác giả này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thứ hai, phương pháp nghiên cứu đã được xây dựng phù hợp với câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của tôi, cụ thể việc lựa chọn phương pháp định tính đã cho phép tôi tiếp xúc và phỏng vấn và thảo luận trực tiếp với người lao động thay vì gửi bảng hỏi để họ lựa chọn phương án, từ đó tôi đã thu thập được nhiều thông tin và hiểu sâu hơn các quan điểm của người được hỏi.

- Nội dung thảo luận được đưa ra dựa trên các nghiên cứu trước đó cũng như đánh giá của các chuyên gia, thầy giáo hướng dẫn cũng như một nhóm nhỏ người được hỏi, vấn đề này được tính đến để điều chỉnh và thay đổi câu hỏi phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu.

- Đối tượng mời thảo luận đã được lựa chọn kỹ càng với những người sẵn sàng trả lời câu hỏi, hiểu thực trạng của Xí nghiệp dịch vụ và Cho thuê văn phòng như CBNV làm việc lâu tại Xí nghiệp, cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp cao của Xí nghiệp và của Công ty Cổ phần ford Thăng Long. Cụ thể đối tượng được lựa chọn là một số lãnh đạo trong Công ty, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty, Trưởng phòng Đào tạo Công ty, Trưởng/phó các Phòng/ban/bộ phận trong Xí nghiệp. Đối với đối tượng là nhân viên, tôi lựa chọn 20% nhân viên tại các phòng/ban/bộ phận của Xí nghiệp nhằm thu thập thông tin hiểu biết về Xí nghiệp cập nhật nhất. Ngoài ra tôi đã chọn một lãnh đạo là Chủ tịch

Hội đồng quản trị Công ty để phỏng vấn và thảo luận nhằm thu thập những thông tin mang tính định hướng, chiến lược về kinh doanh và quản lý nguồn nhân lực.

- Lịch trình thảo luận nhóm được chuẩn bị kỹ càng đã tạo nên không khí thân thiện và thoải mái, giúp người tham gia hội thảo dễ dàng đưa ra các ý kiến và thảo luận sôi nổi. Tôi đã gửi trước nội dung thảo luận kèm theo bảng câu hỏi cho tất cả những người được mời để họ có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị các câu trả lời, một số trường thậm chí đã viết ra câu trả lời để gửi lại cho tôi trước khi buổi hội thảo được tổ chức thực hiện chính thức.

Một phần của tài liệu Thạc sỹ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho xí nghiệp dịch vụ và cho thuê văn phòng công ty cổ phần ford thăng long (Trang 40 - 44)