Ngôn ngữ trong sáng, mang đậm nét địa phơng vùng Trung Trung

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 55 - 57)

B. Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ

3.2.Ngôn ngữ trong sáng, mang đậm nét địa phơng vùng Trung Trung

Trong việc sử dụng ngôn ngữ, Phan Tứ đã có những thành công khá sắc sảo. Anh biết chọn từ ngữ giản dị, chính xác, anh khéo dùng từ địa phơng với mức độ thích hợp. Có sự cố gắng tìm tòi từ ngữ mới nhng không chạy theo những từ hiếm lạ cầu kỳ, từ ngữ của Phan Tứ mang tính chất dân tộc đúng đắn, gần gũi truyền thống văn học hiện thực và xa lạ với những cái tệ của chủ nghĩa hình thức. Lời văn của Phan Tứ giản dị nhng không dung tục, tự nhiên mà gợi cảm. Câu văn của Phan Tứ thờng hay thay đổi hình thức nên gây đợc hứng thú cho ngời đọc. Đó là một u điểm nổi bật.

Ngay trong tập "Về làng", Phan Tứ đa tỏ ra có tài trong việc sử dụng ngôn ngữ để mô tả tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật nhiều khi mang nét cá thể đặc sắc. Phan Tứ đã viết về một ông bố chồng nghi ngờ nàng dâu theo trai nh sau: "Bao nhiêu lần bị bắt ly hôn, nó vẫn chịu đòn mà không ký. Bây

giờ sinh h đốn ra, đi nằm bờ, ngủ bụi với thằng nào. Ông đã ngờ ngợ từ lâu, từ cái hồi con ông định đi hỏi vợ kia, vì xem ra tuổi Ngọ lấy tuổi Dậu là bất sum họp, tân khổ cơ hàn, trớc hợp sau ly. Lại thêm tớng con dâu nó đào hoa nhỡn, lanh lợi mà có phần lẳng, u sự tình tứ này nọ..." [23; 520-521].

Lối vận dụng ngôn ngữ gắn liền với tính cách nhân vật nh thế sẽ đợc phát huy đến trình độ cao hơn nữa trong tiểu thuyết "Gia đình má Bảy". Trong tiểu thuyết này, các nhân vật đều nói theo ngôn ngữ riêng của mình, tơng đối hợp với thành phần giai cấp, với lứa tuổi của mỗi lớp ngời. Ngôn ngữ nhân vật tích cực khác hẳn ngôn ngữ nhân vật phản diện và trong mỗi loại ngời khác nhau ấy, ngôn ngữ ngời này cũng phân biệt với ngôn ngữ ngời kia. Chẳng hạn, má Bảy có lối ăn nói riêng của má nh khi má gợi với út Sâm nhận Bê làm "con nuôi":

"Không phải má nuôi nó để sau nhờ cậy gì, có điều hết thảy cán bộ du kích ai cũng có chỗ bà con lui tới, sót lại mình nó đầu không chằng chân không rễ, nó vun đắp cho cả xã mà rách cái áo cũng phải lui cui ngồi vá lấy, má nghĩ xót ruột quá đi. Thôi thì không có công sinh thành cũng có một chút dỡng dục " … [23; 801-802]. Rõ là tiếng nói, tiếng lòng của một bà mẹ - bà mẹ chiến sĩ, bà mẹ cách mạng. Còn ông Nhâm, ngôn ngữ của ông thể hiện tính cách của một lão nông, gần với truyền thống dân tộc, ít nhiều có nho học, ông thích dùng tích tuồng, dùng tục ngữ, có khi pha giọng trào phúng trong khi phát biểu ý kiến. Ông nói: "Ta nhấp cho ấm bụng rồi đi, Kinh Kha nhập Tần phải có chất men mới hay phàm lãnh ấn đi sứ là không đợc làm nhục quốc thể, cái đó xa bày nay làm. Dù tụi nó giết nữa cũng đáng số, mình bớt vài năm sống dai để con cháu nó sống đời phải không bà con?" [23; 803]. Ông Nhâm cũng a dùng lối nói lái quen thuộc của ngời Trung Bộ: "Phần lão đây, ông nói, mới viết sơ sơ một bài văn kiến nghị, quốc gia đã chấm cho đậu tú tài, nghĩa là "tái tù" hai lợt !?"… . Lối nói lái của ông Nhâm cúng nh nhiều nhân vật khác trong tác

phẩm của Phan Tứ làm cho lời văn của tác phẩm thân mật với quần chúng địa phơng, vì nh chúng ta biết, ngời Việt Nam ở Trung Bộ thờng thích nói lái, nói lái nhiều lúc đã đi vào những trò chơi chữ, đánh đố rất thú vị.

Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm của Phan Tứ đã phản ánh sắc đậm đời sống xã hội tâm lý của ngời Việt Nam ở Trung Trung Bộ. Không thể chối cãi là Phan Tứ đã có một số vốn từ ngữ khá dồi dào do anh thu lợm đợc trong khi thâm nhập cuộc sống, đi sát quần chúng, say sa học tập quần chúng.

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 55 - 57)