Những hạn chế trong cách thể hiện của Phan Tứ

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 57 - 65)

B. Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ

3.3.Những hạn chế trong cách thể hiện của Phan Tứ

"Cây vẫn ra hoa trên núi lửa", đó là hình ảnh Phan Tứ dành nói về sức sống bất diệt của con ngời trong chiến tranh. Cũng có thể nói nh vậy về những tác phẩm của Phan Tứ - những cái "cây vẫn ra hoa" từ trong khói lửa chiến tranh cách mạng. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy, cùng với những thành công rất đáng trân trọng khẳng định, sáng tác của Phan Tứ không khỏi không có những hạn chế, khiếm khuyết: Sự sa đà hoặc cha thật nhuần chín trong cảm xúc, sự rậm rạp nặng nề của những sự kiện, chi tiết, chất phóng sự ở một đôi chỗ còn đậm, một vài tính cách nhân vật còn cha thật đầy đặn, chẳng hạn khi miêu tả cái hồn nhiên, vô t của Sâm tác giả viết: "Dỗ ba câu thì nghe, thốt ba tiếng thì hớ", thiếu suy nghĩ! Một số những biểu hiện của Sâm về mặt tâm hồn, tình cảm có phần nào cha tơng xứng với tầm vóc của một cô gái anh hùng trong hoàn cảnh thực tế ở miền Nam.

Hay khi miêu tả nhân vật Thiêm, một chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của lớp thanh niên trí thức, Phan Tứ quá thiên về mặt lí trí. ở anh cái gì cũng đúng, cũng hay nhng nhìn vào bề sâu thì thấy nh cha lắng đọng. Chẳng hạn lúc Thiêm trở lại Tam Sa, gặp ngay tình hình khó khăn, địch sắp càn tới nơi, du kích phân tán. Lúc ấy Thiêm muốn lội qua suối, đi qua bên Tam Thân. Trong khi đó Mẫn

quyết định tại chỗ. Nhìn thái độ của Mẫn anh nhận ra ngay là mình trải qua những phút giao động. Thiêm đã nhận ra khuyết điểm của mình nhanh quá, cái gì anh cũng nhận ra nhanh. Tiếp nhận từ bên ngoài nhanh, Thiêm tỏ ra thông minh nhạy cảm, nhng ở anh cuộc sống nội tâm cha thật là đồng điệu. Sức lan tỏa của cuộc sống đo ra ngoài, do đó cha mạnh. Kể cả thái độ của Thiêm trong tình yêu cũng vậy. Là con ngời có đạo đức, mọi biểu hiện tình cảm đều đúng đắn và Thiêm đã tỏ ra nặng về lý trí ngay cả trong tình yêu đối với Mẫn.

Quả là từ góc độ tiếp nhận văn học, ngời đọc còn có quyền mong mỏi và đòi hỏi nhiều hơn nữa ở nhà văn. Tuy nhiên, nhìn lại cả quá trình sáng tác của Phan Tứ có thể dễ dàng cảm nhận: Bằng cảm xúc dồi dào, hình ảnh mới mẻ, sự phong phú của hệ thống chi tiết âm nóng hơi thở đời sống, bằng vốn ngôn ngữ đặc sắc "có cái chín chắn, chân thật của một thứ cây bám chắc vào lòng đất", Phan Tứ Đã sáng tạo và để lại đợc một di sản văn học có bản sắc riêng và có đóng góp nổi bật trong nền văn học cách mạng Việt Nam. Ngời đọc càng trân trọng và xúc động hơn khii đặt di sản văn học của Phan Tứ trong hoàn cảnh ra đời của nó - khi mà nhà văn phải lựa chọn trớc hết khẩu súng và t cách ngời nghệ sĩ, khi mà ngời cầm bút phải giành giật từng chút thời gian, sức lực để sáng tác, khi mà mỗi trang viết đều dồn tụ tâm huyết của ngời lính, đều đợc đánh đổi bằng mồ hôi và xơng máu. Những gì nhà văn thể hiện trên trang viết đều là sự thể nghiệm, sống trải của chính bản thân mình, bằng tình yêu, lòng tin, sự gắn bó chân thành, nồng hậu, thủy chung của mình với dân tộc, nhân dân đất nớc quê hơng mình.

Kết luận

Qua khảo sát và phân tích các tác phẩm của Phan Tứ, đồng thời nhìn lại yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ nói riêng và văn học cách mạng Việt Nam (1945 - 1975) nói chung, chúng tôi đi đến những kết luận sau:

1. Phan Tứ - nhà văn chiến sĩ trởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cả cuộc đời mình, ông đã gắn bó với cách mạng, với nhân dân. Ông luôn có mặt ở những nơi gian khổ và ác liệt của cuộc chiến tranh để sống, để chiến đấu và ca ngợi những vẻ đẹp của đất nớc, của con ngời Việt Nam kiên cờng, bất khuất nói chung, của quê hơng và con ngời Trung Trung Bộ nói riêng. Vì thế, sáng tác của Phan Tứ mang đậm vẻ đẹp thủy chung, suốt đời gắn bó với cách mạng, của ngời dân nơi đây.

2. Tác phẩm của Phan Tứ đợc ví nh những trang sử vàng ghi lại những chiến công oanh liệt của các giai đoạn lịch sử khác nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với một tình cảm nồng hậu, thủy chung, bám đất, bám làng và sống với lý tởng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Qua tác phẩm của Phan Tứ, vẻ đẹp của con ngời vùng Trung Trung Bộ đợc hiện lên khá thành công thông qua sự tác động nhiều chiều đối với sự phát triển tính cách của nhân vật. Đó là những con ngời tiêu biểu cho thời đại anh hùng. Đồng thời qua tác phẩm, tác giả đã tố cáo tội ác của Mỹ - Ngụy.

3. Văn học thời kỳ 1945 - 1975 có đặc trng rõ nét và bao trùm, đó là yếu tố sử thi, nó đi vào phản ánh những sự kiện lớn, trọng đại, những mâu thuẫn và xung đột quyết liệt nhất của cả thời đại. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn khác nhau thì nó mang những sắc thái khác nhau. Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ đã

in đậm chiến công lẫm liệt của con ngời nơi đây: mu trí, dũng cảm, gây đợc ấn tợng sâu đậm trong lòng ngời.

4. Cùng với những nỗ lực mở rộng chủ đề, phạm vi, quy mô phản ánh hiện thực trong các tác phẩm của mình, càng ngày Phan Tứ càng có những tìm tòi, đổi mới về mặt nghệ thuật, khiến trang viết của nhà văn ngày càng đáp ứng đợc yêu cầu phản ánh của cuộc sống, làm sao vừa giữ lại đợc cái bộn bề, gai góc, phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc, cung bậc của nó, vừa đạt tới sự tái tạo có tầm khái quát nghệ thuật cao.

Ngôn ngữ Phan Tứ thể hiện trong tác phẩm, là ngôn ngữ vùng Trung Trung Bộ và ông đã khai thác nó một cách triệt để. Các nhân vật trong tác phẩm đợc trởng thành dần qua quá trình sáng tác của ông, từ những nhân vật xây dựng theo dạng cấu trúc đơn tuyến, theo mạch diễn biến trình tự thời gian, ít nhiều có sự lấn lớt bộn bề của sự kiện, chi tiết, cho đến việc đi sâu khai thác diễn biến tâm lý thông qua việc tổ chức, dẫn dắt, đan xen các tuyến nhân vật và sự kiện, chủ đề.

Hòa vào dòng chảy của văn học Việt Nam 1945 - 1975, Phan Tứ đã có một chỗ đứng vững chắc và góp phần xứng đáng cho nền văn học dân tộc thông qua việc thể hiện thành công chất anh hùng ca và chất trữ tình sâu lắng trong tình yêu quê hơng đất nớc, con ngời của các nhân vật trong tác phẩm.

Tài liệu tham khảo

1. Trang Nghi, Hiện thực miền Nam qua một số thơ văn vùng Mỹ - Diệm,

"Nghiên cứu văn học", số 7/1962.

2. Trần Văn Giầu, Hòn đất - Một bớc tiến của văn học Việt Nam, "Tạp chí văn học", số 3/1967.

3. Phạm Văn Sĩ, Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua các tác phẩm văn học cách mạng miền Nam, "Tạp chí Văn học", 1967.

4. Phan Tứ, Gia đình má Bảy, Nxb Giải phóng, 1971.

5. Phong Lê, Mấy vấn đề văn xuôi Việt Nam (1945 - 1970), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972.

6. Nguyễn Sáng, ý nghĩ nhỏ về truyện ngắn miền Nam, "Tạp chí văn học", số 4/1974.

7. Nguyên Ngọc, Đất nớc đứng lên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1975. 8. Lê Khâm, Trớc giờ nổ súng, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.

9. Phạm Văn Sĩ, Chơng 18 "Phan Tứ" - Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và THCN, Hà Nội, 1976.

10. Phan Tứ, Mẫn và Tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1978.

11. Phan Tứ, Tập bản thảo ấy, trích từ "Về một vùng văn học", Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng, 1983.

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992.

14. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Bộ VHTT và Thể thao, Trờng viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992.

15. Phơng Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Hà, Lê Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình, Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, 1997. 16. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, Nxb Giáo dục, 1998. 17. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn,

Nxb Giáo dục, 2000.

18. Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, 2000. 19. M. Khrapchenkô, Những vấn đề lý luận và phơng pháp luận nghiên cứu

văn học, Đại học quốc gia, 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Nguyên Ngọc, Chiến trờng những năm tháng ấy sống và chết, trích từ "Làng Tuyên", quyển I, Nxb Văn học, Hà Nội, 2001.

21. Phan Tứ, Nhật ký trích từ "Mẫn và Tôi sống mãi", Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001.

22. Tôn Phơng Lan, Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội, 2002.

Mục lục

Trang

Phần mở đầu...1

1. Lý do chọn đề tài...1

2. Lịch sử vấn đề...4

3. Đối tợng, phạm vi và đóng góp của khóa luận...5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu...6

5. Phơng pháp nghiên cứu...6

6. Cấu trúc của khóa luận...7

Phần nội dung...8

A. Khuynh hớng sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại...8

1. Khái niệm sử thi...8

2. Khái niệm khuynh hớng sử thi...8

3. Văn học mang khuynh hớng sử thi trong giai đoạn 1945 - 1975...9

B. Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ...18

Chơng 1. Phan Tứ - nhà văn chiến sĩ...18

1.1. Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Phan Tứ...18

1.2. Phan Tứ - một trong những cây bút xuất sắc của thế hệ nhà văn tr- ởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ...21

Chơng 2. Sáng tác của Phan Tứ đề cập đến những vấn đề trọng đại và xây dựng những nhân vật tiêu biểu cho lý tởng cộng đồng...27

2.1. Sáng tác của Phan Tứ đề cập đến những vấn đề trọng đại mang ý nghĩa toàn dân và tinh thần quốc tế cao cả...27

2.1.1 Phản ánh cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của

miền Nam...27

2.1.2. Ca ngợi tinh thần cách mạng quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam trên đất nớc bạn...31

2.1.3. Mô tả tình cảm gắn bó với đất với làng của ngời nông dân miền Nam nói chung và nông dân vùng Trung Trung Bộ nói riêng...34

2.1.4. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cao cả của con ngời Việt Nam...37

2.2. Tác phẩm của Phan Tứ xây dựng những nhân vật chính tiêu biểu cho lý tởng cộng đồng...39

2.2.1. Xây dựng nhân vật ngời chiến sĩ cách mạng tiêu biểu cho lý t- ởng, cho sức mạnh của quần chúng...39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Thể hiện thành công sự chuyển biến t tởng cách mạng của nhân vật...40

2.2.3. Thể hiện thành công vẻ đẹp ngời phụ nữ...44

2.2.4. Thể hiện thành công nhân vật ngời nông dân...47

2.2.5. Xây dựng nhân vật phản diện...50

Chơng 3. Nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của Phan Tứ...52

3.1. Giọng văn trang trọng mang đậm màu sắc trữ tình sâu đậm...52

3.2. Ngôn ngữ trong sáng, mang đậm nét địa phơng vùng Trung Trung Bộ...53

3.3. Những hạn chế trong cách thể hiện của Phan Tứ...55

Kết luận...57

Trờng đại học Vinh Khoa ngữ văn

===  ===

yếu tố sử thi

trong sáng tác của phan tứ

khóa Luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: văn học Việt Nam hiện đại

Cán bộ hớng dẫn: ngô thái lễ

Sinh viên thực hiện: Tào Thị Hải

Lớp: 42E1 - Ngữ văn

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 57 - 65)