Sáng tác của Phan Tứ đề cập đến những vấn đề trọng đại mang ý

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 29 - 33)

B. Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ

2.1.Sáng tác của Phan Tứ đề cập đến những vấn đề trọng đại mang ý

toàn dân

2.1.1. Phản ánh chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện ở miền Nam

Sau hiệp định Giơnevơ, nớc ta tạm thời chia cắt thành hai miền với hai chế độ quân sự và chính trị khác nhau. ở miền Bắc, dới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tiến hành khôi phục và hàn gắn vết thơng chiến tranh từng bớc tiến lên CNXH. ở miền Nam, đế quốc Mỹ không thi hành đúng hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, tiến hành âm mu chiếm đóng miền Nam lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ và tay sai bắt đầu từ đó. Miền Nam đi trớc về sau. Miền Nam đã hai lần đi trớc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nay miền Nam lại đi trớc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

Trong những năm tháng ấy, toàn miền Nam sống trong bầu không khí ngột ngạt, nhiều đau thơng, tang tóc. Nhng không chịu khuất phục: "thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nớc, không chịu làm nô lệ", toàn miền Nam đã nổi dậy đấu tranh đòi lại quyền độc lập tự do, xóa bỏ áp bức bất công, xóa bỏ ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm.

Trớc phong trào đấu tranh của nhân dân vùng Nam Bộ, nhân dân vùng Trung Trung Bộ cũng không chịu ngồi yên, họ vùng dậy đấu tranh đòi lại quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm ngời, quyền độc lập tự do để đi tới chân lý "Bắc - Nam sum họp xuân nào vui hơn". Đi sâu và phản ánh cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân vùng Trung Trung Bộ, Phan Tứ không hề né tránh những đau thơng mất mát của nhân dân ta bên cạnh những chiến công chói lọi làm rung chuyển chế độ Mỹ - Diệm.

Trớc hiện thực đời sống cách mạng, nhiệm vụ của các nhà văn phải là đi sâu, bám sát thực tế để viết nên những tác phẩm chân thực để đi vào lòng ngời

với phơng châm: "sống thật sự vào cuộc, làm một ngời chiến sĩ thực sự, tham gia hết mình trong cuộc sống nh bất cứ ngời chiến sĩ nào, không làm "nhà văn" chuyên ghi chép và quan sát, đứng bên cạnh, đứng ngoài". Phan Tứ đã lao vào cuộc chiến ấy với tất cả lòng yêu nghề, yêu ngời và lòng căm thù giặc sâu sắc. Nếu nh hiện thực đợc phản ánh trong các tác phẩm của Anh Đức là vùng Nam Bộ kiên cờng, bất khuất và tiêu biểu là cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền làm ngời, quyền độc lập dân tộc, quyền thống nhất đất nớc của toàn thể nhân dân Hang Hòn (Hòn đất). Trong cuộc chiến tranh của toàn dân nơi đất mũi Cà Mau, những con ngời nơi đây đã một lòng sống với lý tởng giết giặc cứu n- ớc, từ em bé 13 tuổi con chú T Râu cho dến ngời già mù lòa nh ông T Đờn. Những con ngời tởng chừng nh vô danh ấy lại góp phần làm nên chiến thắng, nh Bác Hồ đã nói: "tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" hay "tàn mà không phế". Hay hiện thực cách mạng mà Nguyễn Trung Thành đa vào tác phẩm của mình là hiện thực vơn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn của vùng đất Tây Nguyên - nơi đã sản sinh ra những con ngời anh hùng với những lý tởng cao đẹp, không sợ hy sinh gian khổ nhằm phục vụ Tổ quốc, nhân dân trong một giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt đó là tinh thần đoàn kết chiến đấu của những buôn làng khi cách mạng về nh làng Kông - Hoa, làng Xô Man.

Trong tác phẩm "Đất nớc đứng lên" có đoạn Nguyên Ngọc viết: "Chín m- ơi ngời lại đi trong núi thành một hàng dài. Gió đổ lá vàng khô xuống trên gùi của họ... Lần này khổ lắm nhé! Lần này phải lấy cái cây mà chặt cây to làm rẫy rồi! Phải lấy cái răng mà căn miếng da con trâu rồi! Bụng tức thằng Pháp vô cùng, bụng nó nh lửa, nó ác lắm!...".

Hiện thực đợc phản ánh trong tác phẩm của Phan Tứ là hiện thực cách mạng vùng Trung Trung Bộ với những hình thái riêng của nó, với những đặc điểm riêng của nó. Khác với Nam Bộ, khác với vùng đất Tây Nguyên hồi kháng chiến chống Pháp tất cả đều bị dịch chiếm đóng, ta và địch ở xen nhau trong thế răng lợc. Trung Trung Bộ là vùng đất tự do có chính quyền cách mạng, có đoàn

thể quần chúng, phần lớn hoạt động công khai. Lối sống, hình thức hoạt động, cách vạn động quần chúng của cán bộ các tỉnh Liên khu V cũ có nhiều chỗ khác với cán bộ Nam Bộ.

Trong các tác phẩm của Phan Tứ ta thấy hình ảnh Đảng, Bác Hồ luôn xuất hiện và cảm hóa quần chúng đánh giặc cứu nớc. ở "Bên kia biên giới" và "Trớc giờ nổ súng", Phan Tứ đã đặt ra vấn đề vừa nóng bỏng thời sự, vừa có ý nghĩa sâu sắc: Tinh thần quả cảm hy sinh, bản chất cách mạng - cốt lõi làm nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù của quân đội cách mạng Việt Nam và Lào, vấn đề quốc tế vô sản, đoàn kết hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Đây là hai tác phẩm ra đời vào thời điểm mà không ít tác giả hoặc có xu hớng "tô hồng" hiện thực hoặc tìm chọn phản ánh hiện thực ở những nơi "vốn nó đã hồng", Phan Tứ đã có cách tìm chọn và phản ánh hiện thực tỉnh táo với những mặt đa diện của nó.... ở "Trớc giờ nổ súng" chẳng hạn, nhà văn đã phản ánh hiện thực đúng nh nó đã tồn tại với tất cả cái tốt - cái xấu, cái anh hùng, cái đớn hèn, cái thuận lợi, cái khó khăn.... Để thực hiện đợc nhiệm vụ của mình, đội chuẩn chiến CC3 của bộ đội tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ trinh sát, chuẩn bị cho mặt trận mở chiến dịch đánh đồn Pà Thạc (Lào) đã phải trải qua vô vàn thử thách gian nan, tổn thất. Nhiều lần họ bị lọt vào ổ phục kích của địch, lâm vào tình trạng vô cùng gay cấn: Thiếu nớc, hết gạo, mất điện đài. Cần phải chuyển gấp tài liệu về cho mặt trận trong khi nhân lực lại cạn kiệt bởi ngời đau ốm, kẻ mất tinh thần, toàn đội đã mệt mỏi, kiệt sức sau nhiều ngày đêm ròng rã chịu đựng gian khổ, thiéu thốn. Nội bộ bị phân hóa gay gắt: Ngời giảm sút ý chí, tìm con đờng tự sát, ngời bị sa vào tay giặc, kẻ đào ngũ, ngời hy sinh.... chỉ còn một ngời duy nhất đem đợc tài liệu về tới đợc mặt trận "trớc giờ nổ súng". Hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã ấy là sự thật. Phan Tứ không ngần ngại né tránh. Từ trang viết chân thực của nhà văn, ngời đọc càng căm giận, thấm thía, trân trọng hơn bản chất cách mạng, sự hy sinh và

phẩm chất anh hùng của ngời chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân, bảo vệ loài ngời.

Đến truyện ngắn "Về làng", tác giả đi vào từng cảnh ngộ khác nhau, từng nẻo đờng khác nhau của các nhân vật, trải qua quá trình đấu tranh gay gắt, gian khổ đều đã đợc giác ngộ, tụ họp lại trong dòng thác cách mạng, nhà văn cho thấy quá trình chuyển biến khó khăn mà tất yếu của quần chúng, đặc biệt là lớp quần chúng trung gian và sức mạnh quật khởi của cách mạng miền Nam.

Sau thành công của "Về làng", Phan Tứ càng đợc chú ý hơn với tập tiểu thuyết "Gia đình má Bảy", phản ánh sinh động phong trào Đồng Khởi của một xã khu V kiên cờng, cuốn tiểu thuyết đã khái quát đợc khá toàn diện bớc chuyển vĩ đại của cách mạng miền Nam sang thế tiến công. Nếu nh ở "Về làng", Phan Tứ tập trung phản ánh quá trình giác ngộ của quần chúng cách mạng thì ở "Gia đình má Bảy", nhà văn hớng vào khối quần chúng cách mạng đã đợc giác ngộ "nh một khối vàng ròng": "Thà chết vinh còn hơn sống nhục", mà nhân vật trung tâm là má Bảy, má là ngời mẹ giàu tình cảm, nói ít làm nhiều, dẫu không khỏi có lúc "ngấm mệt" bởi những bắt bớ, tra tấn, kìm kẹp, dã man của kẻ thù, nhng cuối cùng vẫn vững vàng tren con đờng sống và cũng là lối thoát duy nhất của ngời dân miền Nam khi đó, hòa vào dòng thác cách mạng dới sự lãnh đạo của Đảng. Thông qua quá trình diễn biến t tởng của má Bảy và hai ngời con của má: T sỏi và út Sâm, Phan Tứ đã thể hiện rõ quá trình diễn biến t tởng và hành động của quần chúng cách mạng xã Kỳ Bờng, của nhân dân cách mạng Trung Trung Bộ và rộng hơn của miền Nam trong bớc ngoặt lịch sử trọng đại những năm 1960 - 1961.

"Gia đình má Bảy" đợc xem là một bức tranh "toàn diện và sâu sắc" về cuộc đấu tranh giành và giữ chính quyền gay go và quyết liệt của nhân dân miền Nam dới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng. Cuộc đấu tranh gian khổ, ác liệt của nhân dân miền Nam, sức mạnh vô song của quần chúng cách mạng và

xu thế tất thắng của cách mạng miền Nam thấm đẫm trong từng trang viết nhiệt tình, sâu sắc của nhà văn.

Sau "Gia đình má Bảy", hình ảnh đất và ngời khu V kiên cờng vẫn luôn cuốn hút nhà văn, khiến Phan Tứ viết tiếp tiểu thuyết "Mẫn và Tôi". Qua hai nhân vật chính Mẫn và Thiêm (nhân vật Tôi) tiêu biểu cho lớp cán bộ trẻ quả cảm, kiên cờng, mạnh dạn, thông minh và sáng tạo giữa dòng thác cách mạng ào ạt của "những cuộc nổi dậy của lòng yên nớc và mối thù cha trả" của quần chúng cách mạng miền Nam, tác phẩm đã tái hiện chân thực cuộc chiến đấu của cả làng cá thuộc khu V - một vùng vành đai nóng bỏng sát ngay căn cứ quân sự Chu Lai khổng lồ của Mỹ trong những ngày băn lề giữa hai cuộc chiến tranh đặc biệt và cục bộ. Từ một vùng đất, từ những con ngời cụ thể trong một thời đại cụ thể này, Phan Tứ muốn và phần nào đã đạt tới tầm khái quát rộng lớn, có ý nghĩa nhân loại, thời đại "loài ngời đánh lấn đế quốc từng bụi tre một trên làng Cá".

Một phần của tài liệu Yếu tố sử thi trong sáng tác của phan tứ (Trang 29 - 33)