Hoạt động xuất nhập khẩu trong các Đặc khu kinh tế:

Một phần của tài liệu Mô hình đặc khu kinh tế của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 58 - 62)

II. Thực trạng hoạt động của các Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.

2.Hoạt động xuất nhập khẩu trong các Đặc khu kinh tế:

Kim ngạch xuất nhập khẩu của các ĐKKT luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch cả nớc. Chỉ tính riêng năm 1996, kim ngạch xuất nhập khẩu của 5 đặc khu đã đạt 59,14 tỷ USD, chiếm 20,4% so với tổng kim ngạch toàn quốc. Bảng tổng kết dới đây còn cho thấy tỷ lệ xuất nhập khẩu của các đặc khu với các khu vực khác.

Bảng 5 - Kim ngạch xuất nhập khẩu của các ĐKKT trong tổng kim ngạch toàn quốc năm 1996

Khu vực trong nớc Trị giá (tỷ USD) Tỷ lệ (%) Cả nớc 289,9 100 5 ĐKKT 59,14 24,40 Khu khai phát 15,27 5,27 Các vùng kinh tế khác 215,49 74,33

Nguồn: Thông tin phục vụ lãnh đạo (Bộ Tài chính) số 5/1998: Mô hình Đặc

khu kinh tế của Trung Quốc và khả năng áp dụng vào Việt Nam - Bạch Minh

Huyền.

Một trong những mục tiêu của Trung Quốc khi thành lập các ĐKKT là đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, tăng thu nhập bằng ngoại tệ cho đất nớc. Mặc dù chiếm diện tích rất nhỏ trong lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc nhng các đặc khu đã trở thành căn cứ địa trong xuất khẩu hàng hoá. Kim ngạch xuất khẩu của các ĐKKT trong tổng kim ngạch toàn quốc không ngừng tăng lên. Năm 1991,

kim ngạch xuất khẩu của 5 đặc khu đạt 9,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nớc. Năm 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu của các đặc khu đã tăng lên 30,48 tỷ USD, chiếm 20,3% so với kim ngạch toàn quốc. Trong những năm gần đây, tỷ lệ xuất khẩu của các đặc khu trong tổng xuất khẩu của cả nớc có giảm tơng đối, nhng tốc độ tăng xuất khẩu vẫn cao hơn mức tăng của toàn quốc. Năm 1997, xuất khẩu của 5 đặc khu đạt 37,18 tỷ USD, tăng 22% so với năm 1996 và cao hơn mức 20% của toàn quốc. Năm 1998, trong tình hình chịu ảnh hởng nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, các đặc khu vẫn giữ đợc mức tăng trởng xuất khẩu khả quan 9% so với 0,3% của cả nớc. Năm 1999, chỉ tính riêng 3 ĐKKT của tỉnh Quảng Đông đã đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá là 30,4 tỷ USD, chiếm 15,7% xuất khẩu toàn quốc.

Thâm Quyến là khu vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong số 5 ĐKKT, chiếm bình quân 1/7 kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Theo thống kê của hải quan Thâm Quyến, năm 1999 xuất nhập khẩu tại cảng của đặc khu này đã đạt đợc những thành tích đáng mừng: tổng giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu đạt 62,11 tỷ USD, tăng 11,64% so với cùng kỳ năm trớc, trong đó nhập khẩu 25,23 tỷ USD, tăng 19,29%, xuất khẩu 36,89 tỷ USD, tăng 6,96%. Mậu dịch tại cảng cả năm xuất siêu 11,66 tỷ USD (6). Năm 1999, đặc điểm chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu ở Thâm Quyến là:

Nhập khẩu liên tục tăng nhanh: năm 1999 là năm mà nhu cầu về hàng

hoá trong nớc tăng đột biến, thuế suất thuế nhập khẩu đợc điều chỉnh giảm, và những biện pháp mạnh đợc thực thi đối với nạn buôn lậu, nên tình hình

(6) Nguồn: Tạp chí 中外经贸信息 - Information on China and foreign trade số 3/2000.

nhập khẩu ở Thâm Quyến đã liên tục duy trì tốc độ tăng nhanh. Trong đó, những hàng hoá nhạy cảm nh linh kiện ô tô, linh kiện điện thoại di động, đèn hình tivi, máy photocopy có lợng nhập khẩu tăng rõ rệt nhất.

Gia công xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong mậu dịch đối ngoại của Thâm Quyến: 12 tháng của năm 1999, xuất nhập khẩu trong lĩnh vực

gia công đạt 43,02 tỷ USD, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm trớc, chiếm 69,27% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thâm Quyến, trong đó nhập khẩu 16,87 tỷ USD, tăng 7,16%, xuất khẩu 26,14 tỷ USD, tăng 4,79% (7).

Xuất khẩu sang những nớc đối tác chủ yếu tăng so với năm 1998, thể

hiện trong bảng dới đây:

Bảng 6 – Thị tr ờng xuất khẩu của ĐKKT Thâm Quyến trong năm 1999

Bạn hàng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Tỷ lệ tăng giảm xuất khẩu so với

năm 1998 (%) Châu á - Hồng Kông - Nhật Bản 19,14 12,08 2,97 +6,8 +11,4 -12,17 Châu Âu 5,76 +8,37 Hoa Kỳ 9,62 +6,54

Nguồn: 中国经济时报 - Thời báo kinh tế Trung Quốc 10/1/2000

(7) Nguồn: Tạp chí 中外经贸信息 - Information on China and foreign trade số 3/2000.

Xuất khẩu của xí nghiệp Nhà nớc tăng nhanh trở lại, trong khi xuất khẩu ở xí nghiệp ba loại vốn lại giảm xuống:“ ” trong cả năm 1999, các xí nghiệp Nhà nớc đã xuất khẩu đạt trị giá 19,16 tỷ USD, tăng 12,97% so với năm 1998, chiếm 51,96% tổng kim ngạch xuất khẩu; còn các xí nghiệp “ba loại vốn” chỉ xuất khẩu đợc 16,9 tỷ USD, giảm 0,32% (8).

Sản phẩm điện tử vẫn duy trì đợc trạng thái tăng trởng tốt: trong những

năm gần đây, mặt hàng điện tử của Thâm Quyến trong mậu dịch đối ngoại có tốc độ tăng nhanh nhất, và là sản phẩm có không gian phát triển rộng nhất. Năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng điện tử đạt 30,98 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch mậu dịch tại cảng của Thâm Quyến, trong đó xuất khẩu đạt 18,57 tỷ USD, tăng 10,69% so với thời điểm cuối năm 1998, chiếm 50,35% tổng tỷ trọng xuất khẩu (9). Hiện nay, Thâm Quyến đã sản xuất hơn 2000 mặt hàng khác nhau và trên 60% sản phẩm sản xuất ra đợc xuất khẩu đến 70 nớc và khu vực, chủ yếu là các sản phẩm có hàm lợng kỹ thuật cao.

Hạ Môn cũng là đặc khu phát triển mạnh về xuất khẩu trong những năm gần đây. Với vị trí địa lý thuận lợi nằm đối diện với Đài Loan, ĐKKT Hạ Môn có quan hệ buôn bán rất mật thiết với khu vực này. Đặc biệt, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2000, mậu dịch của Hạ Môn và Đài Loan đã tăng rất nhanh. Theo thống kê của hải quan thành phố Hạ Môn, kim ngạch xuất nhập khẩu của đặc khu này trong tháng 1 và 2 là 157 triệu USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 1999, trong đó xuất khẩu sang Đài Loan đạt 24,04 triệu USD, tăng 55% so với cùng thời điểm năm trớc (10). Đặc điểm nổi bật trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa Hạ Môn và Đài Loan là:

(8),(9) Nguồn: Tạp chí 中外经贸信息 - Information on China and foreign trade - số 3/2000.

(10) Nguồn: Tạp chí中外经贸信息 - Information on China and foreign trade số 9/2000.

 Mậu dịch thông thờng và mậu dịch gia công xuất khẩu phát triển nhanh. Kim ngạch xuất khẩu thông thờng trong tháng 1,2/ 2000 đạt 9,79 triệu USD, tăng 63% so với năm trớc; kim ngạch gia công xuất khẩu cũng tăng với tốc độ cao, đạt giá trị 4,59 triệu USD, tăng 104% (11).

 Các xí nghiệp ngoại thơng Nhà nớc và xí nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài có mức tăng trởng xuất khẩu khả quan. Bộ phận xí nghiệp ngoại thơng thuộc sở hữu Nhà nớc đạt 26,83 triệu USD trị giá hàng hoá xuất khẩu sang Đài Loan, tăng 72,6% so với cùng kỳ năm 1999; còn các xí nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đạt kim ngạch xuất khẩu với Đài Loan là 128 triệu USD, tăng 33% (12).

 Xuất nhập khẩu hai chiều đặc biệt phát triển với các mặt hàng thiết bị hàng không, tàu thuyền và các phơng tiện vận chuyển đờng bộ. Riêng đối với các mặt hàng này, kim ngạch xuất khẩu từ Hạ Môn sang Đài Loan đã đạt 62 triệu USD, tốc độ tăng 472,5% trong 2 tháng đầu năm 2000 (13). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kể từ năm 2000 trở đi, đặc khu Hạ Môn tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng cờng giao lu buôn bán với Đài Loan trên cơ sở “Những ý kiến đóng góp về vấn đề khuyến khích mở rộng mậu dịch với Đài Loan” mà chính quyền thành phố đã đa ra.

Một phần của tài liệu Mô hình đặc khu kinh tế của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 58 - 62)