Các giai đoạn xây dựng Đặc khu kinh tế:

Một phần của tài liệu Mô hình đặc khu kinh tế của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 29 - 32)

I. Giới thiệu chung về Đặc khu kinh tế của Trung Quốc.

2. Quá trình hình thành và phát triển Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc.

2.1. Các giai đoạn xây dựng Đặc khu kinh tế:

Chủ trơng xây dựng các ĐKKT của Trung Quốc đợc tiến hành theo ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: 5 năm kể từ khi thành lập (1980 – 1985): Đây là giai đoạn xây dựng cơ bản, tạo dựng môi trờng đầu t. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đầu t 7.630 triệu NDT (tơng đơng 3,5 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng cho 4 đặc khu kinh tế trên một diện tích rộng 60 km2. Thời gian này, Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng nhiều công trình đờng xá, điện nớc, hải cảng, sân bay, nhà xởng, trụ sở và nhiều công trình phục vụ khác. Nhìn chung, trong giai đoạn đầu các ĐKKT đã tạo dựng đợc môi trờng đầu t tơng đối tốt. Cụ thể:

 Đặc khu kinh tế Thâm Quyến trong 4 năm 1980 – 1985 đã thi công đợc 3,28 triệu m2 cơ sở hạ tầng, gấp 6 lần so với 30 năm trớc. Vào cuối năm 1983 đã xây dựng xong 800 toà nhà trên 18 tầng, 46 toà nhà trên 19 tầng, xây dựng hàng loạt nhà máy tiêu chuẩn, khách sạn cao tầng, biệt thự, khu nghỉ ngơi. Đến cuối năm 1985 đã đầu t 1 tỷ USD để hoàn thành hệ thống giao thông với 29 tuyến đờng dài 53,8 km, đa vào sử dụng tổng đài điện thoại 14000 số, có thể liên lạc với trong nớc và quốc tế, hoàn thành xây dựng một loạt các khu công nghiệp La Hồ, Thợng Bộ, Sà Khẩu, Nam Đầu, Sa Hà, Sa Đầu Giác.

 Đặc khu kinh tế Chu Hải đến cuối năm 1984 đã đầu t 1,5 tỷ USD xây dựng 15 dãy phố dài 20 km, làm 140.000 m2 đờng xi măng, hệ thống thoát nớc, xử lý chất thải, xây dựng 347.000 m2 nhà xởng. Cùng thời gian này, Chu Hải đã đa vào sử dụng khu công nghiệp Nam Sơn, Bắc Lĩnh, Đại Cát.

 Đặc khu kinh tế Sán Đầu đã đầu t 167 triệu NDT xây dựng khu công nghiệp Long Hồ, xây dựng 428.000 m2 nhà xởng, cửa hàng, khách sạn, xây dựng một cảng container trọng tải 3000 tấn, trạm biến thế 35 KV, trạm điện

thoại 2000 số, xây dựng tuyến đờng ô tô từ Thạch Khẩu đi Thanh Châu dài 12,9 km, hoàn thành và đa vào sử dụng khu công nghiệp Quảng áo.

 Đặc khu kinh tế Hạ Môn: tính đến cuối năm 1985 đã đầu t 1,6 tỷ NDT xây dựng 4 bến tàu trọng tải 10000 tấn, một sân bay quốc tế, trạm thông tin, chi 270 triệu NDT xây dựng khu gia công Hồ Lý với 26 nhà xởng rộng 382.000 m2, khu nhà ở rộng 175.000 m2, 22 biệt thự và khách sạn cho khách nớc ngoài.

Giai đoạn thứ hai: 15 - 20 năm tiếp theo: Giai đoạn hình thành đặc khu.

Trọng tâm của giai đoạn này là chuyển sang khai thác, thu hút vốn nớc ngoài, xây dựng một cơ cấu ngành nghề hợp lý, du nhập kỹ thuật- công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ của ngời lao động... Tóm lại đây là giai đoạn phát huy tác dụng của đặc khu. Trung Quốc dự định, trong vòng 10 - 20 năm sau khi đi vào sử dụng, phải khai thác đối đa hiệu quả của các ĐKKT, thu hồi vốn đầu t xây dựng cơ bản, xây dựng đợc ở các đặc khu một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại, có khả năng hội nhập và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế trên thế giới, trở thành “tấm gơng” cho các vùng kinh tế khác trong cả nớc.

Giai đoạn thứ ba: Đây là giai đoạn hoàn thiện. Sau khi đạt tới một trình độ phát triển kinh tế nhất định, Trung Quốc sẽ thực hiện nâng cấp và hoàn thiện để các ĐKKT trở thành những “Hồng Kông xã hội chủ nghĩa”, có trình độ phát triển kinh tế cao hoặc ngang bằng Hồng Kông, song lại mang màu sắc XHCN của Trung Quốc. Đến nay, ĐKKT Thâm Quyến đợc xem là đã hoàn thành giai đoạn hai và bớc vào giai đoạn ba.

Cuối cùng, khi sự phát triển của các ĐKKT đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế quốc dân, trình độ sản xuất kinh doanh trong nớc đã đến sát mức bằng với các đặc khu thì sẽ thực hiện việc hoà nhập. ĐKKT sẽ mất dần tính khép kín và vợt trội về u đãi, hoà nhập vào nền kinh tế hiện đại, phồn vinh cùng cả nớc.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng khi thành lập các ĐKKT của Trung Quốc là chi phí cần thiết để xây dựng đặc khu. Với phơng châm “Làm tổ cho phợng hoàng vào đẻ trứng”, Trung Quốc muốn huy động tối đa vốn từ nớc ngoài vào xây dựng và phát triển các đặc khu. Những chi phí chính của việc thành lập các ĐKKT có thể đợc chia làm hai phần:

Một phần liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm việc san lấp và khai phá mặt bằng, lắp đặt hệ thống cấp - thoát nớc, xây dựng mạng lới điện, mắc điện thoại, làm đờng xá, cầu cống. Theo thông lệ, phần chi phí này do những nhà đầu t và Chính phủ Trung Quốc cùng chịu. Phần do các nhà đầu t nớc ngoài chịu thay đổi tuỳ theo loại hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai bên hay tuỳ thuộc vào các phơng thức đầu t của nhà đầu t nớc ngoài vào đặc khu. Chẳng hạn trong hợp đồng chế biến nguyên liệu, chi phí này thuộc về Chính phủ Trung Quốc. Nhng theo các phơng thức “Buôn bán có bù lỗ”, “Xí nghiệp hợp tác” và “Liên doanh”, các nhà đấu thầu, đầu t là ngời nớc ngoài thờng phải cung cấp thiết bị và vốn, chính phủ Trung Quốc cung cấp đất xây dựng, nhà xởng, nhân công và số tiền tuỳ theo tính chất hợp đồng. Đối với những xí nghiệp 100% vốn nớc ngoài thì nhà đầu t phải chịu các chi phí về công trờng và nhà xởng. Trong hầu hết trờng hợp, Chính phủ Trung Quốc phải trang trải các khoản chi liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Phần thứ hai của các chi phí liên quan đến việc phát triển đô thị trong những ĐKKT nh: nhà ở, trờng học, bệnh viện, và các trung tâm công cộng... phần lớn do Chính phủ Trung Quốc chịu.

Theo chủ trơng “Chính phủ chỉ cho chính sách, không cho tiền”, chính quyền ở các ĐKKT đã vận dụng mọi khả năng để tự trang trải kinh phí đầu t xây dựng cơ bản. Để huy động vốn xây dựng đặc khu, ngoài biện pháp vay ngân hàng, các đặc khu mà đầu tiên là Thâm Quyến đã có một giải pháp mới là bán quyền sử dụng đất. Khi bắt đầu xây dựng đặc khu Thâm Quyến, theo tính toán của các kỹ s lúc bấy giờ, muốn xây dựng 1 km2 mặt bằng hợp quy cách và đạt

tiêu chuẩn quốc tế, có điện, nớc, sửa đờng, đặt cống… thì phải cần một khoản đầu t lên đến 100 triệu NDT. Trong khi đó, Nhà nớc chỉ cho vay có 30 triệu NDT, điều này có nghĩa là việc xây dựng không những sẽ không hoàn thành đợc mà hơn nữa sẽ phải dừng lại sau vài tháng. Lúc này, công trình san bằng núi La Hồ, lấp hết ruộng lúa đang đợc tiến hành. Nếu cứ 1m2 đất san lấp cho thuê lấy 5000 NDT, thì số tiền cho thuê từ diện tích đất của tiểu khu La Hồ có thể bù đắp đợc phần vốn đầu t đang thiếu hụt. Chính vì vậy, ĐKKT Thâm Quyến đã thi hành một giải pháp mới là bán quyền sử dụng đất, nhanh chóng giải quyết khó khăn về thiếu vốn. Trong thời kỳ 1980-1985, công ty nhà đất Thâm Quyến đã bán 45.400 m2 đất, thu về 4 tỷ HKD. Từ cuối năm 1987, Thâm Quyến đã cho công khai bán đấu giá quyền sử dụng đất với thời hạn sử dụng là 50 năm.

Trong một số trờng hợp, chính phủ Trung Quốc hợp tác với các công ty phát triển cơ sở hạ tầng của nớc ngoài. Các công ty nớc ngoài sẽ bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa và tiện nghi đô thị. Sau khi hoàn thành, những cơ sở về nhà ở và nhà xởng sẽ đợc bán cho nhà đầu t, lợi nhuận sẽ đợc chia một phần cho công ty bỏ vốn xây dựng và một phần thuộc về chính phủ Trung Quốc.

Một biện pháp khác là huy động vốn ứng trớc của những ngời sẽ sử dụng công trình hoặc hởng lợi trực tiếp từ công trình với phơng châm “Mợn gà đẻ trứng”. Các nhà đầu t kiểu này sẽ đợc thuê công trình với những điều kiện u đãi nhất định. Nhiều công trình hạ tầng ở các ĐKKT Trung Quốc đã đợc xây dựng theo phơng thức này.

Một phần của tài liệu Mô hình đặc khu kinh tế của trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w