0
Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Cải cách mở cửa và thành lập Đặc khu kinh tế “ quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 25 -29 )

I. Giới thiệu chung về Đặc khu kinh tế của Trung Quốc.

1. Hoàn cảnh ra đời các Đặc khu kinh tế:

1.3. Cải cách mở cửa và thành lập Đặc khu kinh tế “ quyết định đúng đắn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Để giải đáp những vấn đề trên, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức rất nhiều cuộc họp nhằm nghiên cứu và tìm ra mô hình cải cách tối u, phù hợp với tình hình đất nớc. Sứ mệnh và vai trò lịch sử của những nhà lãnh đạo Trung Quốc là định ra hớng đi đúng đắn nhất, ngắn nhất và hiệu quả nhất cho sự phát triển phồn vinh của dân tộc. Với sự trở lại chính trờng của nhà chính trị tài ba Đặng Tiểu Bình vào năm 1978, Trung Quốc đã có những thay đổi mang tính đột phá trong đờng lối phát triển kinh tế. Ông cho rằng: “Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta, lẽ dĩ nhiên là phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân chúng ta, cần phải phát triển sự sáng tạo của bản thân chúng ta, cần phải kiên trì phơng châm: độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh. Nhng, độc lập tự chủ không phải là đóng cửa tự thủ, tự lực cánh sinh không phải là sự bài xích một cách mù

quáng… Chúng ta cần phải tích cực triển khai hoạt động giao lu học thuật với quốc tế, tăng cờng việc giao lu hữu nghị và hợp tác khoa học với giới khoa học của các nớc trên thế giới”. Xuất phát từ quan điểm này, Hội nghị Trung ơng 3 khoá XI (13/12/1978) Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm công tác của đất nớc sang xây dựng kinh tế với khẩu hiệu: “Đối ngoại mở cửa, đối nội làm ăn phát triển kinh tế”.

Chính sách mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc có thể coi là sáng suốt và đón đợc thời cơ, bởi vì ở vào thời điểm cuối những năm 70, các nớc TBCN đang lâm vào tình trạng thừa vốn và kỹ thuật, trong khi các nớc thuộc thế giới thứ ba vẫn cha sẵn sàng để tiếp nhận luồng t bản đó. Việc mở cửa của Trung Quốc đã tận dụng tối đa thời cơ này để thu hút đầu t nớc ngoài vào một thị trờng có nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Song, với một đất nớc rộng lớn có diện tích đứng thứ 3 thế giới (khoảng 9,6 triệu km2 đất liền) thì việc mở cửa ồ ạt là rất nguy hiểm, vì giữa các vùng có sự phát triển kinh tế chênh lệch nhau, không thể áp dụng các chính sách mở cửa một cách thống nhất, mà cần có sự chọn lọc và thử nghiệm ở phạm vi hẹp tại một số vùng có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế đặc thù, lấy đó làm cơ sở thúc đẩy sự phát triển các vùng khác.

Cũng vào thời điểm đó, những thành công liên tiếp của hàng loạt các khu kinh tế tự do trên thế giới _ những khu kinh tế đợc thành lập từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX _ đã ảnh hởng rất nhiều đến ý tởng mở cửa của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các vùng kinh tế đặc biệt đợc xác định là một phần quan trọng trong chính sách mở cửa đối ngoại của đất nớc này. Tháng 4/ 1979, Trung ơng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định thành lập các vùng thơng mại đặc biệt theo điều kiện thử nghiệm - đó chính là các Đặc khu kinh tế.

Đặc khu kinh tế là các vùng xây dựng kinh tế theo hệ thống chính sách đặc biệt dựa trên u thế, vị trí, vai trò của khu vực đó. Mở cửa đặc khu, nhận đầu t nớc ngoài là chủ trơng đúng, phù hợp với thực tế khách quan và đáp ứng đợc

lòng dân. Điều đó đợc chứng minh và khẳng định dần qua quá trình “thí nghiệm”, mạnh dạn thực hiện và rút kinh nghiệm từng bớc ở các ĐKKT. Đây không phải là vùng đất do t bản nớc ngoài tự chọn đầu t. Nó là kết quả nghiên cứu, khảo sát và quyết định của Trung ơng Đảng và chính phủ Trung Quốc.

Tháng 7/1979, Trung Quốc quyết định thành lập thí điểm Khu mậu dịch tự do Thâm Quyến.

Ngày 26/8/1980, Quốc hội Trung Quốc khoá V phê chuẩn và công bố thực hiện “Điều lệ xây dựng Đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông” bao gồm Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu.

Tháng 10/1980, Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua quyết định xây dựng Đặc khu kinh tế Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) theo quy định của điều lệ trên.

Ban đầu, các khu này đợc thiết kế theo kiểu khu chế xuất. Tuy nhiên, loại hình đặc khu xuất khẩu bị hạn chế ở chức năng chế biến hàng xuất khẩu. Với chủ trơng mới, 5/1980 chính phủ Trung Quốc chính thức đặt tên cho các khu vực này là “Đặc khu kinh tế”.

Sở dĩ Trung Quốc chọn bốn khu vực trên làm thí điểm cho mô hình đặc khu kinh tế là do bốn thành phố Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn có u thế địa lý vợt trội hơn các vùng khác. Đó là vị trí liền kề Hồng Kông của Thâm Quyến, sát Ma Cao của Chu Hải, gần Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan của Sán Đầu và Hạ Môn. Vị trí này tạo cho bốn thành phố trên hai u thế sau:

Thứ nhất, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan đều là các vùng đất có tiềm lực kinh tế hùng mạnh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Do đó, nguồn vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mạng lới thông tin, kênh tiêu thụ… của các khu vực này sẽ đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với những thành công của quá trình mở cửa đặc khu nói riêng và toàn quốc nói chung. Mặt khác, sau thời gian dài đóng cửa, nguồn đầu t, bạn hàng, kinh nghiệm, độ nhanh nhạy về thông tin… bớc đầu sẽ chẳng có nơi nào thuận lợi hơn, có tác dụng mạnh hơn bằng bằng ba vùng này (trong đó cần lu ý tới hai trong bốn “con rồng Châu á” là Đài Loan và

Hồng Kông). Một thuận lợi nữa cần phải kể tới là trong thời gian đầu và cả sau này, Hồng Kông, Đài Loan sẽ là đầu mối quan trọng, tiện lợi cho hình thức tái xuất khẩu của Trung Quốc. Hàng hóa, kỹ thuật, vốn của nớc ngoài sẽ đợc đa vào Hồng Kông, Đài Loan hoặc ngợc lại qua đờng tạm nhập tái xuất của Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng có thể nhận đợc sự đầu t của nớc ngoài thông qua Hồng Kông và Đài Loan.

Thứ hai, do yếu tố địa lý và đặc điểm lịch sử, nên nhân dân ở các khu vực Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan có quan hệ ruột thịt hoặc bằng hữu lâu đời, khăng khít với nhân dân Đại lục. Đây chính là nhịp cầu nối các ĐKKT của Trung Quốc và các vùng kinh tế giàu mạnh này. Các nhà doanh nghiệp Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan vì vậy mà sẽ sẵn sàng đầu t và giúp đỡ nền kinh tế Lục địa phát triển.

Các ĐKKT phải đợc xây dựng và phát triển theo tinh thần “cả nớc giúp đỡ đặc khu, đặc khu phục vụ cả nớc”. Từ nhiệm vụ trên, Trung Quốc xác định mục tiêu xây dựng ĐKKT là từng bớc phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế hớng ngoại, phát triển tổng hợp các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thơng nghiệp và dịch vụ du lịch, trong đó lấy công nghiệp làm ngành chủ đạo.

Sau 8 năm xây dựng và phát triển ĐKKT, Trung Quốc đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong cải cách mở cửa. Tháng 10/1988, Trung ơng Đảng và Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định thành lập ĐKKT Hải Nam. Khác với 4 ĐKKT trên, đặc khu Hải Nam đợc xây dựng trên toàn tỉnh đảo Hải Nam với chiến lợc phát triển là xây dựng Hải Nam thành ĐKKT lớn nhất, về lâu dài sẽ biến đặc khu này thành “cửa sổ” của cả nớc.

Nh vậy, tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã có 5 ĐKKT. Đây chính là nền tảng vững chắc về cơ sở vật chất cũng nh đờng hớng cơ bản cho công cuộc mở cửa tiếp theo của Trung Quốc trong thập kỷ 90 cũng nh trong những thập kỷ sau.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Trang 25 -29 )

×