Các hình thức tế lễ ở đền Hồng Sơn:

Một phần của tài liệu Hệ thống tín ngỡng lễ hội của đền Hồng Sơn (Trang 38 - 45)

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần độc đáo, một hình thức thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc.

Từ lâu lễ hội đã trở thành nhu cầu và khát vọng của nhân dân nên có sức hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt đối với các tầng lớp trong xã hội, nó đã trở thành một bộ phận khăng khít không thể thiếu đợc trong đời sống của con ngời.

Về lễ hội: Thờng thì mỗi di tích lịch sử văn hoá, mỗi năm gắn với một lần lễ hội, còn tại đền Hồng Sơn một năm diễn ra 3 ngày lễ hội lớn đó là:

*.Giỗ Thánh Mẫu: ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Trớc đây tại đền Hồng Sơn hàng năm cứ đến ngày 3 tháng 3 âm lịch nhân dân hội tụ về đây để làm lễ giỗ mẹ với hình thức nghi lễ trang trọng nghiêm trang thể hiện lòng thành kính đối với tín ngỡng thờ Mẫu của nhân dân ta.

Trớc đây ngày lễ hội của Thánh Mẫu có các vị đại diện của quan tỉnh và ban quản lý tại địa phơng trong đó thay mặt các đại biểu đại diện cơ quan tỉnh làm chủ tế giữ trọng trách chỉ đạo, điều hành trong suốt buổi lễ, vinh dự và tự hào đọc lại những công tích lai lịch của Thánh Mẫu đối với nhân dân.

Sau buổi lế trang trọng và uy nghiêm thì diễn ra lễ rớc long trọng cùng với cờ lọng, trống chiêng, cỗ kiệu theo tục lễ cổ truyền.

Trong lễ rớc cỗ kiệu dới sự chỉ đạo của ban quản lý đền Hồng Sơn ngời ta chọn ra 12 ngời gồm 6 nữ và 6 nam khoẻ mạnh trong độ tuổi thanh thiếu niên nhanh nhẹn, tháo vát.

Lễ rớc quy định phải có trang phục chỉnh tề, áo dài truyền thồng trên đầu đội khăn xếp màu sắc rực rỡ.

Sáu nữ đi trớc trên đầu đội cỗ với đầy đủ lễ vật nh hơng hoa, trầu cau, đèn nến, xôi màu, thịt lợn, bánh ngọt, oản chuối, để tế Thánh Mẫu.

Các mâm cỗ đợc bày biện công phu thể hiện bàn tay khéo léo và lòng kính yêu tôn thờ của phụ nữ nhân dân địa phơng đối với Thánh Mẫu. Trên mâm cỗ đợc phủ một lớp khăn màu đỏ rất là thành kính.

Sáu nam khoẻ mạnh khiêng cỗ kiệu đi sau có lọng che kiệu, ở đây đợc làm với mỹ thuật tinh xảo hoạ rồng có diềm hoa và đợc sơn son thiếp vàng làm bằng gỗ lim chắc chắn.

Đi trớc nhất là viên quan dịch, tay cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên dừng và khách bộ hành biết có kiệu sắp tới để họ nghênh xem hoặc thu xếp dọn dẹp những gì còn trở ngại trên đờng. Tiếp theo hộ giá hai bên là lớp thiếu niên vác cờ đi cùng là đội chiêng trống và phờng bát âm mặc trang phục đồ thụng màu xanh có dây thắt trông rất đẹp và trang trọng, đội này có nhiệm vụ tấu nhạc, hoà âm, khua chiêng, đánh trống làm cho buổi lễ thêm rộn ràng.

Đám rớc sau khi diễn khắp các khu phố lớn thì họ đi về các đền miếu của làng mình nh cũ.

Từ năm 1998 cho đến nay để tiếp tục phát huy truyền thống đạo lý "uống nớc nhớ nguồn" của ngời Việt Nam. Ban quản lý đền Hồng Sơn phát huy chủ đề "lễ hội- niềm vui cuộc sống" nhằm tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động lễ hội theo hớng xã hội hoá đồng thời quy định nội dung lễ hội.: phần lễ và phần hội.

Phần lễ gắn bó chặt chẽ với những tín ngỡng hoặc tởng niệm và là nguồn gốc trực tiếp của lễ hội.

Nội dung này ban tổ chức lễ hội ở đền Hồng Sơn đã thực hiện nghiêm trang trọng thể và với nghi thức mỗi năm đợc bổ sung cho phù hợp với lễ nghi văn hoá dân tộc, thoả mãn nhu cầu tâm linh của quảng đại quần chúng đến tham gia lễ hội.

Hiện nay ngày giỗ Thánh Mẫu do ban tế trong ban quản lý đền Hồng Sơn đảm nhiệm nghi lễ dâng hơng thay cho phần rớc kiệu nh trớc đây và chia phần lễ ra làm 3 nghi thức tế lễ đó là:

*.Chiều ngày 2 tháng 3 (âm lịch) lễ yết cáo:

Nghĩa là lễ mời gọi linh hồn đức Thánh Mẫu linh thiêng về dự lễ tế của con cháu hiếu thảo đối với mẹ.

Chiều hôm đó con nhang, đệ tử tập trung tại đền để cung phụng lễ vật nh: gạo mới, nếp thơm, trầu cau, tiền vật để chuẩn bị chu đáo cho ngày mai làm lễ.

*Sáng ngày 3 tháng 3 (âm lịch) đại tế lễ:

Là ngày giỗ chính thức Thánh Mẫu và là ngày lễ quan trọng và thiêng liêng nhất với đầy đủ nghi lễ vật phẩm phong phú bởi tại đền Hồng Sơn còn có sự phối thờ Đức Phật tại nhà hậu hiền do đó trong buổi lễ nhân dân địa phơng sắm lễ vật cũng tiền có cả đồ chay, hơng hoa, chuối oản và đồ mặn nh thịt lợn, xôi màu.

Lễ vật thờ Thánh Mẫu đợc bày biện rất công phu, nhất là mâm trầu cau đợc chuẩn bị chu đáo, cau xanh, trầu vàng từng xếp, từng buồng mà phải bày biện sao cho đầy đặn, đẹp. Một số cau đợc bổ và tróc vỏ, một số lá trầu đợc têm cánh phợng bày vào đĩa là để dâng thánh 3 mâm, trầu cau đợc phủ lớp khăn màu đỏ đặt trên bàn trớc tiền án của ngôi đền để chuẩn bị cho việc dâng hơng.

Khác với đại lễ giỗ tổ Hùng Vơng và Trần Hng Đạo là do nam chủ tế thì ngày giỗ Thánh Mẫu việc đại tế lại do nữ đảm nhiệm theo đúng nghi thức thờ Mẫu.

Đại tế: do ban nữ tế giữ trọng trách gồm 7 ngời phụ nữ với nhiều độ tuổi khác nhau tợng trng cho các thế hệ con cháu.

Trong đội tế ngời đứng đầu ban tế là nữ chủ tế điều hành trong suốt buổi tế. Nữ chủ tế phải là ngời cao tuổi nhất trong đội tế và là ngời khoẻ mạnh đức độ, gia đình văn hoá gơng mẫu đợc mọi ngời kính trọng.

Trang phục của đội tế cũng khác nhau: Nữ chủ tế mặc áo dài truyền thống màu đỏ, trên đầu đội khăn xếp màu đỏ đứng ở giữa làm lễ.

Trong buổi đại lễ Thánh Mẫu đội chủ tế nữ còn cử ra một nam đứng bên trái trớc cửa chính ra vào của nhà hạ điện với trang phục áo dài màu xanh, trên đầu đội khăn xếp màu xanh có nhiệm vụ đứng canh gác để tạo cho buổi lễ thêm phần uy nghiêm.

Trong buổi lễ chính thức, khi nữ chủ tế đọc xong lai lịch công tích của Thánh Mẫu thì đến phần dâng hơng, dâng hoa; trong đội tế cử ra hai ngời dâng hoa bớc vào nhà hạ điện đặt lên điện thờ của Đức Thánh Mẫu và tiếp theo sau là bốn thiếu nữ trong đội tế mặc trang phục áo dài thắt dải xanh, đầu chít khăn đủ màu sắc sặc sỡ đứng chờ sẵn ở bàn cổ đặt ở tiền án, lần lợt đội mâm cỗ đi vào nhà hạ điện đặt mâm cỗ lên điện thờ Thánh Mẫu.

Trong buổi đại tế dâng cỗ Đức Thánh Mẫu còn có các nữ tu ở chùa Cần Linh và các vùng phụ cận đến dự lễ với trang phục màu nâu, đeo trên ngực bộ tràng hạt đứng phía sau tay chắp vái, miệng khấn "nam mô a di đà phật " đã tạo cho buổi lễ thêm phần trang trọng của màu tín ngỡng Phật giáo từ bi hỉ xả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Âm nhạc trong buổi đại tế là trống chiêng và phờng bát âm thay nhau tấu hoặc cùng đồng tấu tuỳ theo nghi thức làm cho không khí buổi lễ trở nên linh thiêng hấp dẫn.

Tại buổi lễ Thánh Mẫu còn có hát chầu văn để tạo không khí cho buổi lễ dâng hơng thêm phần đặc sắc.

Sau buổi đại tế lễ Thánh Mẫu đại diện chính quyền phờng Hồng Sơn có đôi lời phát biểu cảm ơn nhân dân, tiếp đó Ban phụ trách buổi lễ phát lộc cho con cháu những ngời đi lễ.

Đợc ăn lộc Đức mẹ thì làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn đợc mẹ chở che, phù trợ cho khỏi bệnh tật, đau ốm là một quan niệm phổ biến ở đây.

Phần hội trong lễ Thánh Mẫu:

Diễn ra từ chiều ngày mồng 2 đến chiều ngày mồng 3 tháng 3 (Âm lịch). Để phần hội gắn niềm vui nhộn đêm lễ hội dù ở gần thì nhân dân địa ph- ơng cũng tập trung ở lại đền để trình diễn văn nghệ với các điệu hò xứ Nghệ, đối đáp nam nữ, hát giao duyên. Trong đội gồm 6 nam và 6 nữ trẻ đẹp và hát hay cùng thi tài bằng nhiều điệu khác nhau, nh có lúc dùng điệu bộ chân tay, lúc múa nhảy kèm theo trống phách đa đệm.

Xuất phát từ ớc vọng luyện rèn sự nhanh nhẹn tháo vát khéo léo ban tổ chức lễ hội đã tổ chức cuộc thi khéo tay hay nghề, đó là các trò chơi thổi cơm (vừa giữ trẻ vừa thổi cơm) thi luộc gà, thi dọn cỗ, thi têm trầu, thi cắm hoa.

Tơng truyền công chúa Liễu Hạnh lúc đơng sống ở trần gian là ngời khéo léo thông minh có tài thơ, nhạc hoạ, bình văn chơng. Nên đến ngày hội Thánh Mẫu, ở đền Hồng Sơn còn có các cuộc thi bình thơ do hội thơ văn Hồng Lam đảm nhiệm, trong cuộc thi tài có trao giải cho những ngời có bài thơ hay, ý đẹp với chủ đề ca ngợi lễ hội Đền Hồng Sơn và công tích lai lịch Đức Thánh Mẫu.

Cuộc thi vừa là góp phần cho đêm hội tng bừng, vừa có ý nghĩa bổ sung tri thức cho mọi ngời dự hội.

Ngoài ra, để tăng thêm bầu không khí vui nh trẩy hội vào chiều ngày 3 tháng 3 Âm lịch, tại sân đền còn diễn ra hội thi khéo tay cho nhân dân các khối trong phờng tổ chức.

Các khối trong phờng cử đại diện làm trọng tài và phân ra hai đội với đủ mọi thành phần lứa tuổi tham dự, nếu khối nào trong phờng giành phần thắng thì đợc đi tham quan du lịch địa danh trong thành phố một ngày, mọi chi phí do bên đội thua chịu trách nhiệm.

Phần hội trong lễ Thánh Mẫu diễn ra sôi nổi để nhân dân địa phơng bình đẳng than gia một cách tự nguyện trớc sự cổ vũ của cộng đồng.

*.Giỗ tổ Hùng Vơng ngày 10 tháng 3 (âm lịch):

Đợc tổ chức theo nghi lễ cổ truyền, thời phong kiến định lễ 5 năm mở hội lớn một lần (còn gọi là hội chính) vào những năm chẵn (ví dụ: 1990 - 1905). Còn hàng năm thì giao cho chính quyền địa phơng tạo lễ, sửa lễ cúng tổ vào ngày 12 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ Kinh Dơng Vơng).

Đến đầu thế kỷ XX nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10 tháng 3 (âm lịch) triều đình tế lễ, sau đó để làng tế lễ từ đó nhân dân truyền tụng câu ca :

Dù ai đi ngợc về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mời tháng ba

ở đền Hồng Sơn hàng năm lại tổ chức giỗ Tổ vào mồng 10 tháng 3 (âm lịch) theo ấn định và theo đúng nghi thức cổ truyền.

Vào ngày giỗ tổ vua Hùng các quan tỉnh về dự và giữ trọng trách chủ tế với nghi thức trang trọng, đặc biệt phần lễ còn có tổ chức rớc kiệu đi từ các làng và các đền chùa miếu mạo trong vùng, đây là nghi lễ công phu, tốn kém và đòi hỏi nhiều nghi thức nh rớc gồm ba kiệu đi liền nhau, kiệu đợc sơn son thiếp vàng đục chạm rất tinh vi, thân kiệu là hai con rồng gồm 3 m do 6 ngời kiêng, còn cỗ đi đầu do nam tế đội mâm cỗ hơng hoa, đèn nến, trầu cau, xôi rợu, cỗ thứ hai rớc bài vị nhang án của thánh có lọng che, cỗ thứ ba rớc bánh chng bánh dày.

Đi trớc là viên quan dịch dùng loa thông báo cho nhân dân hai bên đờng kiệu sắp tới để họ nghênh xem. Ê kíp chính của của đám rớc gồm ngời vác lá cờ thần dẫn đầu, tám ngời vác cờ theo sau.

ông chủ tế mặc áo hoàng bào cũng kiểu nhà vua đi trớc, các quan viên chức sắc chia nhau hộ giá trớc và sau kiệu, riêng kiệu nhang án có lọng che và phờng bát âm tấu nhạc hầu thánh. Đi hai bên đều mặc lễ phục cổ điển thông th- ờng: Quần trắng, áo the, khăn xếp, các quan viên rớc kiệu đều ăn mặc phỏng theo lối quan văn võ và binh sỹ trong triều đình. Đám rớc đi khoảng một buổi thì trở về đền.

Ngày nay việc tế lễ tại đền Hồng Sơn có nhiều thay đổi về cả nội dung lẫn hình thức để phù hợp với xu thế mới của thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Lễ hội đơn giản về lễ nghi giảm bớt sự rờm rà theo lễ cổ đó là:

Một phần của tài liệu Hệ thống tín ngỡng lễ hội của đền Hồng Sơn (Trang 38 - 45)