Biện pháp giảm rung.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 26 - 27)

 Biện pháp chung:

 Phương pháp kỹ thuật công trình: áp dụng phương tiện tự động hoá, công nghệ tiên tiến để loại bỏ các công việc tiếp xúc với rung động, thay đổi các thông số thiết kế máy, thiết bị công nghệ và các dụng cụ cơ khí.

 Phương pháp tổ chức: kiểm tra sau khi lắp đặt thiết bị. Bảo quản, sửa chữa định. Thực hiện đúng qui định sử dụng máy. Khám chữa bệnh định kỳ cho công nhân. bố trí thời gian sản xuất, lắp đạt máy hợp lý.

 Phương pháp phòng ngừa: xây dựng phòng riêng trong đó đảm bảo điều kiện vi khí hậu tốt. Tổ hợp phương pháp vật lý trị liệu.

 Giảm rung động tại nguồn phát sinh:  Cân bằng các chi tiết.

 Nâng cao độ chính xác của các khâu truyền động.  Nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ.  Dùng thiết bị giảm rung.

 Giảm rung động trên đường lan truyền: cách rung và hút rung

 Cách rung: là thiết bị gây rung động được lắp thêm bộ giảm rung khi cố định với nền xưởng. Bộ giảm rung có thể được lắp dưới máy cách rung. Bộ giảm rung phải có độ lún, độ mềm theo tính toán, tránh xảy ra cộng hưởng. Để tăng hiệu quả cách rung nền móng cần làm trọng lượng lớn hơn nhiều so với trọng lượng máy.

 Hút rung: Thực chất là biến năng lượng dao động cơ phát sinh thành các dạng năng lượng khác. Gồm các biện pháp:

• Sử dụng vật liệu cấu tạo có ma sát trong lớn (nội ma sát)

• Sử dụng vật liệu đàn hồi dẻo có tổn thất trong lớn phủ lên bề mặt kết câú dao động của máy. có tác dụng chủ yếu với tần số thấp và trung bình: cao su, chất dẻo...

• Chuyển năng lượng dao động cơ thành năng lượng dòng phu cô.  Biện pháp phòng hộ cá nhân.

 Bao tay có đệm đàn hồi tắt rung.  Giày có đế chống rung.

 Dùng hệ thống kiểm tra, tín hiệu tự động  Dùng điều khiển từ xa.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 26 - 27)