Phòng chống bụi trong sản xuất 1 Định nghĩa và phân loại.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 29 - 31)

1. Định nghĩa và phân loại.

a. Định nghĩa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong khôngg khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha: hơi khói, mù. khôngg khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha: hơi khói, mù.

b. Phân loại:

 Theo nguồn gốc được hình thành:  Bụi hữu cơ: từ len, lụa, da...

 Bụi nhân tạo: cao su, nhựa hoá hoc...  Bụi vô cơ: bụi vôi, kim loại...

 Theo kích thước hạt bụi:

 Bụi lắng: những hạt có kích thước ≥ 10àm.  Bụi bay: những hạt có kích thước 0,1àm ữ10àm.  Bụi khói: những hạt có kích thước ≤ 0,1àm.

 Theo tác hại:

 Bụi gây nhiễm độc chung: Pb, Hg, C6H  Bụi gây dị ứng: bụi bông, len, gai... 6  Bụi gây ung thư: bụi quặng phóng xạ...  Bụi gây nhiễm trùng: bụi bông...

 Bụi gây sơ hoá phổi: SiO2

2. Tính chất hoá lý của bụi. , Si...

 Độ phân tán: là trạng thái của bụi trong không khí phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi và sức cản của không khí.

 Tính nhiễm điện: dưới tác dụng của điện trường mạnh các hạt bụi bị nhiễm điện và bị hút về điện cực.

 Tính cháy nổ: Bụi càng nhỏ điện tích tiếp xúc với ôxy càng lớn thì hoạt tính hoá học càng mạnh và càng dễ bốc cháy, dễ gây nổ: bột cacbon, bột côban …  Tính lắng bụi do nhiệt: ụi khói khi đi qua vùng nóng sang vùng lạnh làm các

phần tử bụi giảm vận tốc và lắng đọng trên bề mặt vùng lạnh.

3. Tác hại của bụi.

a. Bệnh phổi nhiễm bụi.

Bệnh phổi nhiễm bụi là một bệnh gây ra do thường xuyên hít phải bụi khoáng và kim loại, đưa tới hiện tượng xơ hoá phổi làm suy chức năng hô hấp. Tuỳ theo loại bụi hít phải mà gây ra các bệnh phổi nhiễm bụi có tên khác nhau.

b. Bệnh đường hô hấp.

Tuỳ theo nguồn gốc các loại bụi mà gây ra các bệnh khác nhau: viêm mũi, họng, khí quản. Bụi hữu cơ như bông, sợi, gai, lanh dính vào niêm mạc gây viêm phù thũng, tiết nhiều niêm dịch, về lâu dài bụi lanh gai còn có thể gây viêm loét vào lòng khí phế quản. Bụi vô cơ rắn, cạnh sắc nhọn, ban đầu thường gây ra viêm mũi phì đại làm cho niêm mạc dày, tiết nhiều niêm dịch làm cho thở hít khó khăn. Sau vài năm, chuyển thành thể viêm.

c. Bệnh ngoài da.

Bụi đồng có thể gây nhiễm trùng ngoài da rất khó chữa. Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát sinh ra các bệnh da (như trứng cá, viêm da) gặp ở công nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng, sành xứ v.v…

Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc,bụi dược phẩm, thuốc trừ sâu, đường (ghẻ của người làm bánh kẹo )

Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da sưng tấy đỏ như bỏng, rất ngứa và làm cho mắt sưng đỏ, chảy nước mắt. Các hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu làm việc trong bóng râm hoặc về đêm.

d. Chấn thương mắt.

Bụi bắn vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, lâu dần gây ra viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt …Bụi kiềm, axít có thể gây ra bỏng giác mạc để lại sẹo lớn làm giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mù mắt.

Bụi đường, bột có thể làm sâu răng, do bụi đọng lại trên mặt răng bị vi trùng phân giải thành axít lactic làm hỏng men răng. Bụi kim loại, bụi khoáng to, nhọn cạnh sắc vào dạ dày có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra rối loạn tiêu hoá.

4. Biện pháp phòng chống bụi.

a. Biện pháp kỹ thuật.

 Giữ bụi không cho lan toả ra ngoài không khí bằng cách cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất sinh bụi, để công nhân không phải tiếp xúc với bụi. Đây là biện pháp cơ bản nhất.

 Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất: Dùng các tấm che kín máy sinh bụi, kèm theo các máy hút bụi tại chỗ, chỉ chừa chỗ thao tác tối thiểu cho nhu cầu kỹ thuật (trong máy mài, cưa đĩa, máy nghiền đá …) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thay đổi phương pháp công nghệ: Trong phân xưởng đúc làm sạch vật đúc bằng nước thay cho làm sạch bằng phun cát. dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong ngành luyện kim bột thay phương pháp trộn khô bằng phương pháp trộn ướt...

 Thay vật liệu ít bụi độc hơn: dùng đá mài nhân tạo cacbuarunđun có ít bioxit silic thay cho đá mài tự nhiên nhiều Si02 .

 Thông gió hút bụi trong các phân xưởng nhiều bụi.

 Đề phòng bụi cháy nổ: Cần loại trừ điều kiện sinh ra cháy nổ. theo dõi nồng độ bụi không để đạt tới giới hạn nổ đặc biệt là các máy dẫn và máy lọc bụi. Cách ly mồi lửa.

b. Biện pháp vệ sinh cá nhân.

 Sử dụng quần áo bảo hộ lao động.

 Tăng cường chế độ vệ sinh cá nhân thường xuyên và triệt để, nhất là nơi có bụi độc.

c. Biện pháp y tế.

 Khám tuyển định kỳ, quản lý sức khoẻ công nhân làm việc với bụi, giám định khả năng lao động và bố trí nơi lao động thích hợp.

 Nghiên cứu chế độ làm việc thích họp cho một số nghề có nhiều bụi.

 Đảm bảo khẩu phần ăn cho công nhân làm ở nơi có nhiều bụi cần nhiều sinh tố, nhất là sinh tố C

 Tổ chức tốt điều kiện an dưỡng nghỉ ngơi cho thợ tiếp xúc với bụi.

d. Kiểm tra bụi.

Đo kiểm để đánh giá tình trạng bụi và so sánh với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 29 - 31)