Phân loại: trên cơ sở giác quan của người phân ra:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 55 - 56)

II. Kỹ thuật an toàn khi thiết kế và sử dụng máy, trang thiết bị 1 Khái niệm về vùng nguy hiểm.

b.Phân loại: trên cơ sở giác quan của người phân ra:

 Tín hiệu ánh sáng: là biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi bằng việc dùng tín hiệu là các dải ánh sáng.

Qui định quốc tế:

• ánh sáng đỏ: tín hiệu cấm, nguy hiểm...

• ánh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, chú ý...

• ánh sáng xanh: tín hiệu cho phép, an toàn...

 Tín hiệu màu sắc: dùng màu sắc giúp người lao động xác định nhanh, không nhầm lẫn điều kiện an toàn cũng như kỹ thuật an toàn. chia hai nhóm:

• Nhóm chính: màu đỏ, xanh, vàng

o Màu đỏ: gây tăng huyết áp, kích thích hoạt động gây phản xạ có điều kiện hướng người lao động tự bảo vệ.

o Màu vàng: gây kích thích ít hướng người lao động tập trung, chú ý do đó làm tín hiệu đề phòng.

o Màu xanh: làm hạ huyết áp làm tín hiệu an toàn

• Nhóm phụ: trắng, da cam, xanh lá ngọc...

 Tín hiệu âm thanh: dùng sóng âm làm tín hiệu, tác dụng nhanh trên khu vực rộng. Do đó dùng những nơi có tập trung nhiều lao động hay nơi khó phát tín hiệu màu sắc. tín hiệu âm phải phân biệt tiếng ồn.

 Dấu hiệu an toàn: là các dấu hiệu có tác dụng nhắc nhở, đề phòng tai nạn lao động. Các dấu hiệu này thường được treo dưới dạng biển báo.

A7. thử máy trước khi sử dụng.

 Thử khuyết tật: dùng khi chi tiết máy hay máy móc là những thiết bị quan trọng.  Thử quá tải: dùng đối với những thiết bị chịu tải trọng lớn: cầu trục, nồi áp suất,

cần trục...

A8. Khoảng cách và kích thước an toàn.

Là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu

tố sản xuất. Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm từng loại thiết bị để quy định các khoảng cách an toàn.

 Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển hoặc với người lao động.  Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động.

 Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề đặc thù: lâm nghiệp, xây dựng, điện...

 Khoảng cách an toàn cháy nổ: an toàn không gây cháy nổ hay an toàn khi nổ

A9. Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa.

Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa là tất yếu cần thiết. Khi thiết kế các dây truyền cần đảm bảo vệ sinh và an toàn:

 Các bộ phận truyền động đều phải che chắn.  Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động.  Phải có hệ thống tín hiệu.

 Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận.  Phải thoả mãn các quy phạm an toàn điện.

 Phải trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động.  Sửa chữa, sử dụng đúng qui tắc an toàn.  Không thu dọn phoi bằng tay.

Điều khiển từ xa có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn do vậy lên nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

A10. Các trang bị phòng hộ cá nhân.

Các trang bị phòng hộ cá nhân: là các trang bị cho cá nhân dùng trong thời gian làm việc để bảo vệ cho người lao động: bao tai, bao tay, ủng, dày, kính...

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 55 - 56)