Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 40 - 41)

VII. Thông gió công nghiệp

2.Các biện pháp thông gió và các loại hệ thống thông gió.

Theo khả năng tạo ra sự lưu thông và trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà chia thành:

Thông gió tự nhiên: Là trường hợp thông gió mà sự lưu thông Không khí bên trong và bên ngoài nhà thực hiện nhờ những yếu tố tự nhiên như nhiệt thừa và gió.

Thông gió cơ khí: Là trường hợp thông gió sử dụng các cơ cấu cơ khí (quạt máy...) để tạo sự lưu thông không khí trong không gian làm việc.

Hệ thống thông gió cơ khí thổi. Hệ thông thông gió cơ khí hút.

Theo phạm vi phục vụ của hệ thống thông gió, chia thành:

Hệ thống thông gió chung: Là hệ thống thông gió tác dụng trong toàn bộ không gian phân xưởng, có khả năng khử nhiệt thừa và các chất độc hại xuống mức cho phép. Hệ thống thông gió cục bộ: là hệ thống thông gió phạm vi tác dụng trong từng vùng hẹp riêng biệt của phân xưởng.

Theo dạng độc hại cần hút:

Hệ thống hút nhiệt: thường bố trí trên các nguồn nhiệt.

Hệ thống hút khí và hơi độc hại: sử dụng trong quá trình sản xuất hoa chất. Hệ thống hút bụi.

Hệ thống thông gió phối hợp. Hệ thống thông gió dự phòng.

Hệ thống điều hoà không khí: là dạng thông gió hoàn thiện nhất. Việc sử lý không khí ở dạng thông gió này được thực hiện bằng thiết bị chuyên dùng gọi là máy điều hoà. Máy điều hoà là thiết bị thông gió nhờ các khí cụ điều khiển tự động, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và chế độ dao động của quá trình công nghệ giữ cho bên trong phòng điều kiện môi trường không khí cố định.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 40 - 41)