Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhân tạo 4 Thiết kế chiếu sáng điện.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 37)

VI. Chiếu sáng trong sản xuất 1 Các khái niệm cơ bản.

3. Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhân tạo 4 Thiết kế chiếu sáng điện.

4. Thiết kế chiếu sáng điện.

Thiết kế chiếu sáng điện cho nhà là tìm ra những phương thức và giải pháp chiếu sáng nhằm đảm bảo những yêu cầu ánh sáng cho lao động trong phòng tốt nhất mà lại kinh tế nhất. Có ba phương thức cơ bản sau đây:

 Phương thức chiếu sáng chung: trong toàn phòng có một hệ thống chiếu sáng từ trên xuống gây ra một độ chói không gian nhất định và một độ rọi nhất định trên toàn bộ các mặt phẳng lao động. Được dùng khi phòng đòi hỏi nhiều ánh sáng, không khắt khe về hướng ánh sáng, mật độ chỗ lao động cao, cùng một loại công việc, thiết bị hay bị thay đổi.

 Phương thức chiếu sáng cục bộ: chia không gian lớn của phòng ra nhiều không gian nhỏ, mỗi không gian nhỏ của phòng có một chế độ chiếu sáng khác nhau. Dùng khi yêu cầu cao hướng ánh sáng, độ sáng với từng vị trí hay trong phong có lao động tập trung, thiết bị bố trí cố định.

 Phương thức chiếu sáng hỗn hợp: là phương thức chiếu sáng chung được bổ xung thêm những đèn cần thiết đảm bảo độ rọi lớn tại những chỗ làm việc của yêu cầu. Dùng khi yêu cầu độ sáng lớn tại các vị trí lao động, hướng ánh sáng phải thay đổi trong quá trình làm việc, những vị trí mà chiếu sáng chung che lấp, mật độ chỗ làm việc không cao, diện tích lao động không lớn.

 Cách thức bố trí các đèn:

 Chiếu sáng bằng những đèn đơn hay thành những cụm lớn.

 Chiếu sáng bằng nhiều đèn lớn bố trí thành các tấm sáng hay trần sáng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)