An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 57 - 58)

II. Kỹ thuật an toàn khi thiết kế và sử dụng máy, trang thiết bị 1 Khái niệm về vùng nguy hiểm.

e. An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực.

 Nguy hiểm phát sinh trong các phân xưởng gia công bằng áp lực.

• Trong quá trình làm việc thiết bị (lò nung) sinh ra lượng nhiệt lớn tạo ra vi khí hậu nóng gây chứng say nóng và co giật.

• Muội than, khói và cácbonoxit làm ô nhiễm không khí do sự cháy không hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

• Các thiết bị làm việc va đập gây rung động tạo nguy hiểm cho máy móc và người lao động.

• Các mảnh vỡ văng ra khi làm việc.

• Trang thiết bị thiết kế chưa hoàn thiện, qui trình công nghệ chưa hoàn chỉnh gây tai nạn.

 Các biện pháp an toàn.

• Tạo nền móng tốt nơi đặt máy, đảm bảo cho máy làm việc ổn định, tin cậy và an toàn.

• Máy phải có đầy đủ cơ cấu che chắn và cơ cấu phòng ngừa.

• Khi dùng đe thì phải được chế tạo bằng vật liệu chịu tải trong khi va đập.

• Nếu sử dụng máy trục giữ vật rèn dưới máy búa thì phải có bộ giảm sóc để thiết bị nâng không bị tác động của tải trọng va đập khi rèn.

• Dùng lưới di động để che chắn những vùng nguy hiểm do các mảnh vụn có thể gây ra

• Dùng tấm chắn phòng ngừa cho bàn đạp để tránh đạp ngẫu nhiên

• Máy ép, máy dập cần có cơ cấu an toàn: dùng hai nút bấm mở máy (mở máy bằng hai tay).

• Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ bằng vật liệu cách nhiệt bọc quanh lò, dùng màn nước hấp thụ các tia bức xạ trước cửa lò.

• Bố trí hợp lý các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi làm việc.

• Có chế độ thông gió thích hợp để cải thiện điều kiện vi khí hậu.

• Kiểm tra, chạy thử máy khi nghiệm thu. thử tình trạng máy trước khi làm việc.

• Bố trí hợp lý vị trí làm việc cho công nhân.

• Kiểm tra thường xuyên, định kỳ các trang thiết bị.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)