Phòng chống nhiễm độc trong sản xuất 1 Khái niệm về tác dụng của chất độc.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 27 - 29)

1. Khái niệm về tác dụng của chất độc.

a. Định nghĩa: Chất độc công nghiệp Là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm

nhập vào cơ thể con người dù chỉ một liều lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.

b. Phân loại.

Có nhiều cách phân loại chất độc nhưng theo tác hại chủ yếu đến cơ thể phân ra chất độc:

 Gây kích thích và gây bỏng: xăng, dầu, axit, kiềm, hologen...  Gây dị ứng: nhựa êpoxy, thuốc nhuộm hữu cơ...

 Gây ngạt thở: Co, CH4, C2H6, N, H2

 Gây mê và gây tê: C2H5OH, C3H7OH, axeton, H... 2

 Gây tác hại hệ thống cơ quan chức năng: gan, thận, hệ thần kinh... S...  Gây ung thư: As, Ni, amiăng...

 Gây biến đổi ghen: điôxin...  Gây xảy thai: Hg, khí gây mê...  Gây bệnh bịu phổi.

c. ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể.

ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể con người lao động là do hai yếu tố quyết định  Ngoại tố: do tác động của chất độc

 Nội tố: do trạng thái cơ thể.

Tuỳ theo hai yếu tố này mà xảy ra mức độ tác dụng khác nhau. Khi độc tính chất độc yếu, nồng độ dưới mức cho phép, cơ thể khoẻ mạnh, mặc dù thời gian tiếp xúc lâu, cũng không gây ảnh hưởng gì. Khi cơ thể yếu gây ra tác dụng không đặc hiệu của chất độc như cảm, viêm mũi, viêm họng…Khi nồng độ vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, độc chất sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. Khi nồng độ chất độc cao, dù thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể khoẻ mạnh, vẫn bị nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.

d. Sự xâm nhập, chuyển hoá và đào thải chất độc.

 Đường hô hấp: Thường gặp khi hít, thở các hoá chất ở dạng khí, hơi, bụi. Chất độc xâm nhập qua phế quản và bẩy triệu phế bào đi thẳng vào máu đến khắp các cơ quan, gây nhiễm độc. Đây là dạng nhiễm độc nghề nghiệp nguy hiểm nhất chiếm 95%.

 Đường tiêu hoá: Thường do ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc, hoặc nuốt phải chất độc đọng lại trên đường hô hấp. Chất độc qua gan và được giải độc bằng các phản ứng sinh hoá phức tạp nên ít nguy hiểm hơn.

 Thấm qua da: Chủ yếu là các chất độc có thể hoà tan trong mỡ và trong nước vào máu: bengen, rượu atilic. Các chất độc khác còn trực tiếp qua lỗ tuyến bã, tuyến mồ hôi, lỗ chân lông đi vào máu.

 Chuyển hoá biến đổi.

1. Các chất độc trong cơ thể tham gia vào các quá trình sinh hoá phức tạp trong các tổ chức của cơ thể và chịu các biến đổi như phản ứng ôxi hoá khử, thuỷ phân… phần lớn được biến thành chất ít độc hoặc hoàn toàn không độc. (NO ⇒ gốc – NO3, C2H5OH ⇒ oxi hoá thành CO2 + H2O). Một vài chất lại chuyển hoá thành chất độc hơn (CH3

 Phân bố và tích tụ.

OH ⇒ oxi hoá thành fomanđêhit). Trong quá trình này gan, thận có vai trò rất quan trọng, đó là những cơ quan tham gia giải độc.

Một số chất độc không gây tác dụng độc ngay khi xâm nhập vào cơ thể, nó tích tụ ở một số cơ quan, dưới dạng các hợp chất không độc: Pb, FCl tập trung vào trong xương, As vào trong da, hoặc lắng đọng vào gan, thận. Đến khi đủ lượng và dưới ảnh hưởng của điều kiện nội ngoại môi trường thay đổi, các chất này được huy động nhanh chóng, đưa vào máu gây nhiễm độc.

 Đào thải chất độc.

Chất độc hoá học hoặc sản phẩm chuyển hoá sinh học của nó được đưa ra ngoài cơ thể bằng phổi, thận, và các tuyến nội tiết. Các chất kim loại nặng: Pb, Hg, Mn thải qua đường ruột, thận. Các chất tan trong mỡ: Hg, Cr, Pb được thải qua da, qua sữa (gây nhiễm độc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ), theo nước bọt (gây viêm nhiễm miệng), theo kinh nguyệt (gây rối loạn kinh nguyệt ). Các chất có tính bay hơi: rượu, ête, xăng theo hơi thở ra ngoài.

e. Các yếu tố quyết định tác dụng của chất độc.

Tác dụng của chất độc phụ thuộc vào các yếu tố:  Cấu trúc hoá học.

 Quá trình công nghệ.  Nồng độ.

 Thời gian tác dụng.

 Trạng thái cơ thể người lao động.

f. ảnh hưởng của tia phóng xạ và chất phóng xạ

 ảnh hưởng sớm - bệnh nhiễm phóng xạ cấp tính.  ảnh hưởng muộn – bệnh nhiễm xạ mãn tính.

g. Biện pháp phòng chống nhiễm độc nghề nghiệp

 Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc, thay bỏ quần áo, chú ý giữ yên tĩnh, ủ ấm cho nạn nhân.

 Cho ngay thuốc trợ tim, tự hô hấp hoặc hô hấp nhân tạo.

 Mất tri giác thì châm vào 3 huyệt: khúc tri, uỷ trung, thập tuyền cho chảy máu hoặc bấm ngón tay vào các huyệt đó.

 Rửa da bằng nước xà phòng nơi bị thấm chất độc có tính ăn mòn như kiềm, axit phải rửa ngay bằng nước sạch.

 Đề phòng chung về kỹ thuật.

 Loại trừ nguyên liệu độc trong sản xuất hoặc dùng chất ít độc hơn: Cấm dùng chì trong sản xuất sơn màu, thay trì trắng bằng kẽm hoặc titan, dùng xăng, cồn thay cho benzen. Không dùng Bnaphtilamin trong sản xuất thuốc nhuộm (chất gây ung thư).

 Cơ khí hoá tự động trong quá trình sản xuất hoá chất.

 Bọc kín máy móc và thường xuyên kiểm tra sự dò rỉ và sửa chữa kịp thời.  Tổ chức hợp lý quá trình sản xuất

 Nếu không thể bịt kín được quá trình công nghệ thì phải tổ chức thông gió hút khử khí độc tại chỗ. Ngoài ra phải thiết kế hệ thống thông gió, bơm không khí sạch vào.

 Xây dựng và kiện toàn chế độ công tác an toàn lao động.  Dụng cụ phòng hộ cá nhân.

Dùng mặt lạ phòng độc: tuỳ theo chất độc mà dùng các loại mặt lạ có chất khử độc tương ứng.

 Biện pháp y tế.

Tổ chức khám tuyển định kỳ cho người lao động tiếp xúc với chất độc hại, có chế độ bồi dưỡng hợp lý.

h. Các yêu cầu vệ sinh và an toàn khi làm việc với tia phóng xạ.

 Tiếp xúc với nguồn phóng xạ kín.  Tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT AN TÒAN VÀ MÔI TRƯỜNG (ĐẦY ĐỦ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)