VVMI
3.3.1 Phương pháp tính giá NVL tại Công ty CPSX & KD vật tư thiết bị -VVMI VVMI
Tính giá là một khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán. Tính giá NVL là việc xác định giá trị của vật liệu trên cơ sở các chứng từ liên quan để ghi chép vào sổ sách kế toán một cách thống nhất hợp lý.
NVL của Công ty được tính theo giá thực tế (giá gốc) theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành.
a. Đối với NVL nhập kho
NVL của Công ty toàn bộ là do mua ngoài (trong đó có một số NVL được nhập khẩu nhưng con số này không nhiều). Trị giá NVL nhập kho do mua ngoài được xác định như sau:
Giá mua ghi trên hoá đơn: Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá mua ghi trên hoá đơn là giá mua chưa có thuế.
VD: Ngày 13/01/2012 nhập kho giấy xi măng tráng Phú Cường của công ty giấy và bao bì Phú Cường số lượng 40 205 kg đơn giá chưa thuế là 12 800 đ/kg. Theo hóa đơn 009NBV ngày13/1/2012. VAT 10%
Giá thực tế nhập kho của số NVL trên được tính như sau 40 205×12 800 = 514 624 000
Thuế GTGT= 514624000 × 10%= 51 462 400
Vậy tổng số tiền thanh toán = 514 624 000+51 624 400 = 566 086 400 Trị giá NVL, CCDC nhập kho Giá mua ghi trên hóa đơn Các loại thuế không được hoàn lại Chi phí thu mua = + + - Các khoản giảm trừ
Công ty đã thực hiện đúng nguyên tắc trong việc xác định giá NVL xuất kho, đáp ứng yêu cầu hạch toán NVL nhập kho.
Việc tổ chức đánh giá NVL nhập kho là cơ sở để Công ty theo dõi, ghi chép, xác định chi phí và căn cứ để xác định lợi nhuận sau này. Thông qua đánh giá NVL nhập kho nhà quản lý nắm bắt được giá trị của từng loại NVL trong tổng số NVL, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn cao.
b.Đối với NVL xuất kho
Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (trung bình tháng) để tính trị giá NVL xuất kho).
VD: Tính đơn giá bình quân tháng 1 của chỉ may như sau: Tồn đầu tháng 1 số lượng: 552 kg đơn giá: 70 882 đồng
Nhập kho trong tháng số lương: 4 659 kg đơn giá: 67 538 đồng
Đơn giá bình quân = 552 × 70 882 + 4 659 × 67 538 = 67 933 đồng 552 + 4659
Công ty đã áp dụng đúng phương pháp tính giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân theo tháng. Phương pháp này khá đơn giản, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL đến cuối tháng cộng dồn và tính giá bình quân gia quyền. Như vậy ở phiếu xuất kho cột thành tiền chưa được ghi mà đến cuối tháng mới ghi vào. Công việc tính giá NVL xuất kho dồn vào cuối tháng nên gây khó khăn ảnh hưởng đến tính kịp thời và dễ xảy ra sai sót do công việc ứ đọng vào cuối tháng.
Trị giá vốn NVL, CCDC xuất kho
Số lượng NVL,
CCDC xuất kho Đơn giá bình quân
= × Đơn giá bình quân Trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ Số lượng vật tư tồn đầu kỳ Số lượng vật tư nhập trong kỳ = + +