Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà (Trang 72 - 84)

III. GIÁ TRỊ CÒN LẠ

3. Số giảm trong kỳ

V.05. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với nhiều loại giao dịch khác nhau có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính có thể bị thay đổi theo quyết định của cơ quan thuế.

Bảng 3.11. V.05. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

V.05. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước nộp nhà nước

Thuế giá trị gia tăng 76.564.597 50.125.654 29.586.415 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 51.886.957 70.325.873 55.537.243

Cộng 128.451.554 120.451.527 85.123.658

b. Thông tin bổ sung cho các khoản trình bày ở bảng báo cáo KQSXKD

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuần túy, nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chính là doanh thu hợp đồng xây dựng. Công ty nên mở rộng ngành nghề kinh doanh của mình để đa dạng hóa đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay.

3.2.6 Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty

3.2.6.1 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của công ty a. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu vòng quay nợ phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay vốn chủ sở hữu, vòng quay toàn bộ tài sản. Qua bảng phân tích 3.12 ta thấy:

Vòng quay của toàn bộ tài sản: kết quả phân tích biến động tài sản cho thấy lượng vốn nằm trong hàng tồn kho và các khoản phải thu rất lớn, điều này ảnh hưởng tới việc quay vòng vốn. Ta thấy rằng vòng quay của tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009 chứng tỏ rằng tốc độ vận động của tài sản nhanh mang lại hiệu

Bảng 3.12. Bảng tốc độ luân chuyển VCĐ và VLĐ (2009-2011)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTT)

đồng

30.514.694.269 45.980.265.460 52.256.654.269

2. Giá vốn hàng bán đồng 26.454.690.560 38.064.245.544 49.764.259.620

3. Tài sản bình quân đồng 152.573.471.345 174.536.678.181 204.994.395.272 4. Vốn lưu động bình quân đồng 87.184.840.768 103.554.017.935 119.137.465.416 5. Nợ phải thu bình quân đồng 18.606.520.895 20.841.131.602 28.090.992.113 6. Hàng tồn kho bình quân đồng 21.863.380.628 36.703.273.003 59.710.549.133 7. Vốn cố định bình quân đồng 59.832.733.860 70.941.618.903 85.806.890.403 8. Vốn chủ sở hữu bình quân đồng 46.234.385.256 64.713.941.064 63.121.871.304

I . Vòng quay tài sản = (1): (3) vòng 0,20 0,26 0,25

a. Vòng quay vốn lưu động = (1) : (4) vòng 0,35 0,44 0,44

- Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động = 365 : (a)

ngày/vòng

1.042,86 822,03 832,15

b.Vòng quay nợ phải thu = (1) : (5) vòng 1,64 2,21 1,86

- Thời gian 1 vòng quay nợ phải thu = 365 : (b) ngày/vòng 222,56 165,44 196,21

c. Vòng quay hàng tồn kho = (2) : (6) vòng 1,21 1,04 0,83

- Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho = 365 : (c)

ngày/vòng

301,65 351,95 437,95

d.Vòng quay vốn cố định = (1) : (7) vòng 0,51 0,65 0,61

quả cho doanh nghiệp làm tăng doanh thu và tạo điều kiện cho tăng lợi nhuận. Tuy nhiên năm 2011 vòng quay tài sản của công ty giảm so với năm 2010, tỷ lệ này cho thấy tốc độ vận động của tài sản giảm điều này là do sự tăng lên đột biến của hàng tồn kho và sự tăng lên của tài sản cố định khi công ty đã đưa vào sử dụng những công trình xây dựng cơ bản, mặt khác tốc độ tăng doanh thu của công ty lại thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản. Từ thực trạng này công ty cần phải có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh thu và hạn chế hàng tồn kho của công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Vòng quay vốn lưu động: năm 2009, vòng quay vốn lưu động của công ty thực hiện được 0,35 vòng, sang năm 2010, vốn lưu động thực hiện được 0,44 vòng và giữ nguyên ở năm 2011. Điều đó có nghĩa rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty các năm sau tốt hơn năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do năn 2010, công ty thay mới một phần máy cũ, làm tăng năng suất, đẩy mạnh tốc độ thi công, hoàn thành các hạng mục công trình còn dở dang, làm cho tốc độ tăng doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động. Công ty đã giải quyết tốt vốn lưu động ứ đọng và thu hồi tốt các khoản bị chiếm dụng. Điều này kéo theo đó là thời gian một vòng quay vốn lưu động năm 2009 dài hơn so với các năm sau. Cụ thể là năm 2009, một vòng quay vốn lưu động cần hơn 1000 ngày, đến năm 2010, 2011, một vòng quay giảm xuống còn hơn 830 ngày. Đây là đặc thù riêng của ngành xây dựng, các sản phẩm của ngành thường có thời gian hoàn thành lâu, thanh toán chậm nên việc vốn bị chôn chân xoay vòng thấp là không tránh khỏi. Điều đó cho thấy vốn lưu động vận động nhanh hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty nên thúc đẩy tốc độ thi công tăng doanh thu và làm giảm lượng hàng tồn kho, tuy nhiên phải phù hợp và đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

Vòng quay nợ phải thu: ta thấy vòng quay nợ phải thu của năm 2010 là lớn nhất điều này cho thấy năm 2010 công ty thu hồi tiền hàng kịp thời ít bị chiếm dụng vốn. Qua đó ta cũng thấy được rằng công ty trong thời gian này đã tích cực thu hồi nợ. Qua 3 năm 2009 - 2011 ta thấy vòng quay nợ phải thu biến động mạnh, năm 2010 tăng lên 2,21 lần, năm 2011 lại giảm xuống còn 1,86 lần. Nguồn vốn của doanh nghiệp càng ngày càng bị chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến việc huy động vốn của hoạt động kinh doanh.

Hàng tồn kho tăng đáng kể và nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua 3 năm qua khiến số vòng quay giảm đáng kể. Vòng quay hàng tồn kho của năm 2009 là lớn nhất 1,21 vòng/ năm, chứng tỏ vốn đầu tư cho hàng tồn kho đạt hiệu quả tốt. Đến năm 2010, 2011 thì vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng. Thời gian một vòng tồn kho năm 2010 tăng gần 16% so với năm 2009, năm 2011 tăng 24% so với năm 2010, điều này cho thấy hàng tồn kho vận động chậm ảnh hưởng đến doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy doanh nghiệp phải có sự phân bổ đầu tư hợp lý để đạt hiệu quả kinh doanh của công ty cao hơn, đồng thời cũng có biện pháp tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho để tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Vòng quay vốn cố định: qua bảng phân tích ta thấy vòng quay vốn cố định của công ty có xu hướng tăng. Mặc dù trong năm 2011 tỷ lệ này có giảm nhẹ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ vận động của tài sản cố định. Tốc độ vận động của tài sản tăng làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp đã được cải thiện khá lớn qua 3 năm. Tuy nhiên tỷ lệ này của công ty còn thấp, doanh nghiệp cần phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang lại doanh thu nhiều hơn đồng thời khai thác một cách tốt nhất tài sản cố định nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và góp phần nâng

Vòng quay của vốn chủ sở hữu: qua bảng phân tích ta thấy vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Điều này cho thấy tốc độ vận động của vốn chủ sở hữu cao mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đồng thời ta cũng thấy được doanh thu thu được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu tăng. Tốc độ luân chuyển của vốn chủ sở hữu tăng làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, bên cạnh đó nó cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Chính vì vậy công ty nên giữ vững và phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu bằng việc thúc đẩy tiêu thụ sao cho tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu.

Qua phân tích ta thấy hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp không cao và không ổn định. Mặc dù, năm 2010 nhìn chung hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp có đạt hiệu quả tuy nhiên sang năm 2011 các chỉ tiêu phản ánh hiệu số đều giảm mạnh và giảm đi một cách rõ rệt cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp thực sự có vấn đề.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính của công ty phải đặc biệt quan tâm đến tỷ suất sinh lời. Vì lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao, DN càng tồn tại và phát triển vững chắc. Tuy nhiên nếu nhìn vào lợi nhuận thu được thì chưa kết luận chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh vì chưa biết doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cho nên khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ có liên quan như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…. Mỗi góc nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị. Đối với công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, các tỷ số sinh lời luôn được ban giám đốc coi là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và còn là căn cứ

quan trọng để đưa các quyết định tài chính trong tương lai. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta phân tích một số chỉ tiêu:

Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS): đây là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản trị vì nó cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất doanh lợi doanh thu có xu hướng biến đổi tăng giảm qua các năm . Năm 2010, hệ số này tăng đáng kể từ 0,05 lần năm 2009 đến 0,1 năm 2010, năm 2011, giảm xuống còn 0,01. Qua đó ta cũng thấy được suất sinh lời của doanh thu thuần thấp. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn so với tốc độ tăng của các loại chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm. Để nâng cao tỷ suất này, công ty cần nâng cao doanh thu, nghĩa là tăng cường đẩy mạnh năng suất thi công xây dựng với mức định giá thích hợp. Vì vậy công ty cần có kế hoạch tổ chức kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường để đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc tăng doanh thu thì công ty cần phải có biện pháp quản lý chi phí tốt hơn cần tập trung nâng cao chất lượng và uy tín của các công trình bàn giao.

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) tăng giảm trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2009, 100 đồng tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận cho chủ sở hữu, năm 2010, tăng lên 0,03 đồng, năm 2011, giảm xuống còn 0,001 đồng. Trong năm 2010 tỷ lệ này tăng do lợi nhuận sau thuế tăng trên 180% so với năm 2008 trong khi đó tỷ lệ tài sản bình quân tăng 14,39%. Qua đó ta thấy trong năm 2010 công ty đã sử dụng tài sản hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2011 do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh mà tài sản bình quân vẫn tăng lên hơn 17% nên tỷ lệ này giảm mạnh ta cần tìm ra biện pháp để tăng khả năng sinh lời của tài sản.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): qua bảng phân tích ta thấy, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu khá thấp, do công ty sử dụng vốn vay và chiếm dụng là chủ yếu; chênh lệch giữa ROA và ROE không nhiều lắm và hệ số này biến động tăng giảm như ROA do lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng còn năm 2011 thì doanh nghiệp lợi nhuận sau thuế giảm mạnh. Mặc dù vốn chủ sở hữu các năm cũng tăng do được bổ sung bằng số lãi chưa phân phối tuy nhiên tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế. Chính vì vậy, lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng nó phản ánh được hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất sinh lợi của chi phí: qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động và tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán năm 2010 tăng so với năm 2009, do tốc độ tăng chi phí của năm 2010 thấp hơn tốc độ tăng doanh thu điều này cho thấy trong năm này hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp đã tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý, sử dụng chi phí một cách hiệu quả và đã tiết kiệm được chi phí hoạt động góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó ta cũng thấy được tỷ lệ lợi nhuận trong giá vốn hàng bán tăng từ đó doanh nghiệp nên thúc đẩy tiêu thụ để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên sang năm 2011 doanh nghiệp kinh doanh giảm sút làm cho tỷ suất lợi nhuận theo chi phí giảm đi một cách rõ rệt chủ yếu là do sự tăng lên của giá vốn hàng bán và chi phí khác (chi phí từ thanh lý tài sản) góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí để giảm giá vốn của thành phẩm đồng thời đẩy mạnh doanh thu của lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả hơn.

Bảng 3.13. Hiệu quả hoạt động của công ty (2009 – 2011)

Chỉ tiêu

Đơn

vị tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Đồng 1.643.722.381 4.607.553.170 281.819.060 2.Doanh thu thuần Đồng 30.514.694.269 45.980.265.460 52.256.654.269

3.Tài sản bình quân Đồng 152.573.471.345

174.536.678.18

1 204.994.395.272

4.Tổng nguồn vốn Đồng 160.018.838.305

189.054.518.05

7 220.934.272.487

5. Nợ phải trả Đồng 96.449.007.904

121.853.028.23

6 160.827.430.6996.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 46.234.385.256 64.713.941.064 63.121.871.305 6.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 46.234.385.256 64.713.941.064 63.121.871.305 7. Chi phí hoạt động Đồng 2.169.942.798 2.226.208.208 2.309.415.506 8.Chi phí giá vốn hàng bán Đồng 26.454.690.560 38.064.245.544 49.764.259.620

Tỷ suất doanh lợi doanh thu = 1:2 Lần 0,05 0,10 0,01

Tỷ suất sinh lời của tài sản =1:3 Lần 0,01 0,03 0,001

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu =1:4 Lần 0,01 0,02 0,001

Tóm lại hoạt động kinh doanh năm 2011 đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sử dụng các loại vốn thấp, khả năng sinh lời thấp. Nguyên nhân là do công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu, làm cho doanh thu thay đổi thất thường. Công tác quản lý chi phí sản xuất còn lỏng lẻo, công ty cần khắc phục và có những điều chỉnh kịp thời mới có thể ổn định tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời.

3.2.7 Đánh giá thực trạng tài chính của công ty trong 3 năm qua.

a. Về tài sản và nguồn vốn

Như đã phân tích ở các phần trên, quy mô hoạt động sản xuất của công ty đang có chiều hướng mở rộng hơn. Điều này thể hiện ở việc vốn của công ty không ngừng được nâng cao qua các năm, tài sản cố định được đầu tư thay thế những thiết bị đã cũ và kém chất lượng, khiến tỷ suất đầu tư cũng có xu ướng tăng theo. Nhưng bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất thì cũng kéo theo là việc gia tăng của các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đây cũng là đặc trưng riêng của ngành xây dựng nói chung.

Đối với nguồn vốn thì sự gia tăng chủ yếu các năm qua là giá trị của các khoản nợ phải trả. Điều này cho thấy rằng việc mở rộng quy mô thì nhu cầu về vốn của công ty cũng tăng mạnh để có thể trang trải cho hoạt động sản xuất của

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w