Giải pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà (Trang 84 - 89)

III. GIÁ TRỊ CÒN LẠ

3. Số giảm trong kỳ

3.3 Giải pháp đề xuất

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tình hình tài chính của công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dử dụng vốn và hoàn thiện công tác quản lý tài chính như sau: a. Về tình hình thanh toán và công nợ

Theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi. Tăng cường công tác đòi nợ. Chính sách tín dụng đối với khách hàng phải linh hoạt nhưng cũng phai cứng rắn. Cải thiện tình hình thanh toán bằng những cách sau:

Tận dụng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản trong các hoạt động tài chính vì nó sẽ tăng lượng tiền mặt giảm các chi phí tài chính.

b. Đối với các khoản phải thu:

Việc các khoản phải thu tăng lên có thể làm chậm tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn nhưng đôi khi các khoản phải thu cũng có thể có lợi cho công ty vì công ty có thêm nhiều khách hàng, làm tăng doanh thu, thu hút thêm khách hàng. Tuy nhiên công ty cũng cần có biện pháp giảm bớt các khoản phải thu như: kí hợp đồng với khách hàng, đưa ra một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu trả tiền sớm và đúng hạn.

c. Đối với các khoản phải trả

Theo dõi từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lý, khoản nào đã đến hạn thanh toán nhằm nâng cao uy tín của công ty, tin cậy sự thanh toán của khách hàng.

TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty, do đó cần quan tâm chặt chẽ. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty và thực tế những năm qua cho thấy những hạn chế trong việc quản lý đã làm lãng phí vốn lưu động, cụ thể:

` Vốn bằng tiền của công ty rất quan trọng, nó đóng vai trò như một phương tiện chuyên chở các yếu tố đầu vào tham gia vào quá trình lưu thông, tiêu thụ đến lượt mình nó lại là kết quả của chu kỳ kinh doanh này và chuẩn bị cho một chu kỳ kinh doanh mới. Vốn bằng tiền là một phương tiện thanh toán có tốc độ chu chuyển nhanh. Tuy nhiên, nếu dự trữ quá ít sẽ giảm khả năng thanh toán, đặc biệt khả năng thanh toán nhanh và tức thời, do đó sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao. Công ty cần có định mức dự trữ hợp lý nhất để đáp ứng tình hình thanh toán và không gây ứ đọng vốn.

Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Vì vậy công ty cần lập kế hoạch dự trữ một cách hợp lý, tránh tình trạng làm lãng phí vốn và góp phần làm tăng tốc độ lưu thông của vốn lưu động.

e. Quản lý, đầu tư và sử dụng TSCĐ

Công ty đi đầu tư thêm máy tính, phương tiện vận tải để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như tìm kiếm khách hàng.

Công ty cần chú trọng đến công tác thực hiện khấu hao, trích khấu hao nhanh sẽ tránh được hao mòn vô hình của tài sản và thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện của công ty có vốn mua sắm, đổi mới thiết bị công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhanh hơn, nâng cao chất lượng các công trình cũng như thúc đẩy năng suất. Hơn nữa đẩy nhanh tốc độ tính khấu hao, trước mắt lợi nhuận của công ty giảm, quyền lợi trước mắt của doanh nghiệp bị giảm. Xét về lâu dài, đây là con đường đúng đắn để công ty có thể nâng cao được tỷ trọng của tài sản cố định trong xây dựng. Tuy nhiên nếu trích khấu hao cũng phải tính đến giá thành sản phẩm lớn có thể làm bị lỗ, ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa máy móc trang thiết bị định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao tốn chi phí. Đối với các tài sản kém hiệu quả, cũ kỹ, hư hỏng nặng thì công ty nên sớm thanh lý hoặc nhượng bán để có thể thu hồi vốn sớm.

Công ty cần có trách nhiệm bảo quản sử dụng tài sản cho các bộ phận chuyên trách, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật có kiến thức chuyên môn, năm rõ hoạt động của các thiết bị máy móc để từ đó đưa ra cách quản lý tu dưỡng một cách hợp lý.

f. Quản lý và sử dụng chi phí

Việc xem xét và quản lý các chi phí phát sinh là giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết hoặc lãng phí đối với công ty. Các khoản chi phí này có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên giảm thiều các chi phí này đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không thay đổi. Qua phân tích ở trên, chi phí hoạt động và giá vốn gia tăng rất cao, đặc biệt ở năm 2011, nên cần hạn chế bớt các chi phí không cần thiết. Phòng tài chính cần làm nhiệm vụ theo dõi hoạt động tài chính của công ty, cần kịp thời cung cấp thông tin các khoản chi phí phát sinh nhiều và chưa hợp lý cho cấp trên để có biện pháp kịp thời và chính xác. Phòng kế hoạch đầu tư cần xác định mức tiêu hao vật tư và đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí không hợp, gây lãng phí.

PHẦN IV

Phân tích BCTC là một nội dung trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nên kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước…Vì thế mà công tác phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, từ đó có quyết định phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn. Hơn nữa, nó không chỉ quan trọng đối với các nhà quản trị và các chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các chủ đầu tư, các nhà cung cấp, các nhà tín dụng… Qua việc nghiên cứu đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà”, thứ nhất, tôi có thể làm rõ những lý luận cơ bản về BCTC cũng như phân tích BCTC; thứ hai, làm rõ thực trạng tài chính của công ty có chiều hướng không khả quan, quy mô kinh doanh không ngừng mở rộng, quy mô vốn tăng lên đáng kể hàng năm, nhưng kết quả và hiệu quả chưa tương xứng, công ty ngày càng chú trọng đầu tư theo chiều rộng chứ chưa chú ý phát triển theo chiều sâu, nên đây là một nhược điểm của công ty; thứ ba, qua việc phân tích, tôi đã đề xuất một giải pháp khắc phục tình hình tài chính của công ty.

4.2 Kiến nghị

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tình hình tài chính của công ty gặp khó khăn. Trong đó có một số nguyên nhân có thể khắc phục được, tôi đã đề xuất ra một số kiến nghị khắc phục như sau:

+ Thứ nhất, cần hệ thống lại các văn bản kế toán đã ban hành một cách khoa học, hợp lý để phát hiện được những mâu thuẫn giữa nội dung của một số văn bản, từ đó đưa ra phương hướng khắc phục.

+ Thứ hai, cần ban hành quy định sử phạt thật nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về kế toán.

- Vấn đề về kiểm toán báo cáo tài chính: kiểm toán báo cáo tài chính sẽ góp phần nâng cao chất lượng của báo cáo tài chính làm cho thông tin kế toán được cung cấp trở nên đáng tin cậy hơn, hữu ích trong việc ra quyết định kinh tế.

Đối với công ty:

+ Lập kế hoạch tài chính: kế hoạch tài chính của công ty chỉ mới là những dự tính ngắn hạn. Vì vậy công ty cần xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn hạn.

+ Công ty nên chú trọng hơn công tác theo dõi và thu hồi nợ.

+ Phân tích báo cáo tài chính là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà phân tích phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này và phải hiểu biết sâu sắc tình hình tài chính của công ty. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính đạt kết quả cao, công ty cần có sựa đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo hoặc tuyển dụng các cán bộ chuyên môn đảm nhiệm về phân tích tài chính.

+ Công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên và định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính một cách chính xác và ra các quyết định tài chính kịp thời.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tại công ty TNHH xây dựng công trình hoàng hà (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w