Ở phần này, chúng ta sẽ lần lƣợt tiếp cận mô hình kiểm định và phân tích dữ liệu bảng theo các hƣớng đã nêu trong chƣơng 3. Đầu tiên, mô hình 3.5 đƣợc hồi quy gộp với giả định tất cả các hệ số hồi quy không thay đổi theo thời gian và các đơn vị chéo (công ty). Kết quả hồi quy thể hiện ở bảng 4.4, chúng ta thấy đƣợc mối tương quan dương giữa biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính với các biến giải thích là tỷ lệ tài
sản hữu hình, kích thƣớc doanh nghiệp và tấm chắn thuế không phải từ nợ với mức ý nghĩa 1%. Đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 1%. Tuy biến cơ hội tăng trƣởng thể hiện tƣơng quan dƣơng với đòn bẩy tài chính nhƣng lại không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.4 Kết quả theo phƣơng pháp hồi quy gộp (Phụ lục 2.1)
(*: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%; Ký hiệu các biến được ghi chú trong bảng 3.1)
Biến phụ thuộc: LEV Số kỳ: 6
Phƣơng pháp: Panel Least Squares Số đơn vị chéo: 83
Mẫu: 2006 2011 Tổng số quan sát (panel): 498
Biến Hệ số Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.610808 0.075465 -8.093960 0.0000* ROA -0.536967 0.092586 -5.799678 0.0000* TAN 0.262718 0.040336 6.513242 0.0000* SIZE 0.052470 0.005576 9.409322 0.0000* NDT 0.907651 0.263222 3.448236 0.0006* GROW 0.004383 0.003973 1.103297 0.2704
R-squared 0.34203 Mean dependent var 0.132981
F-statistic 51.15086 S.D. dependent var 0.170832 Prob(F-statistic) 0.000000* Durbin-Watson stat 0.562963
Một điều đáng lƣu ý ở kết quả hồi quy là kiểm định Durbin – Watson với d = 0.563, điều này ngụ ý có xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan dƣơng trong dữ liệu (Theo lý thuyết nếu 1 < d < 3 thì không xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan).
Để khắc phục điều này, tác giả sẽ lần lƣợt sử dụng phƣơng pháp tiếp cận tác động cố định (Fixed effects) và tác động ngẫu nhiên (Random effects).
Đầu tiên, chúng ta sẽ xử lý mô hình 3.5 với mô hình tác động cố định theo các đơn vị chéo (công ty). Với cách tiếp cận này, chúng ta sẽ xem xét yếu tố ảnh hƣởng của từng công ty đến mô hình.
Bảng 4.5 Kết quả theo mô hình tác động cố định đối với ảnh hƣởng của các công ty (Phụ lục 2.2)
Biến phụ thuộc: LEV Số kỳ: 6
Phƣơng pháp: Panel Least Squares Số đơn vị chéo: 83
Mẫu: 2006 2011 Tổng số quan sát (panel): 498
Biến Hệ số Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.298583 0.141774 -2.106056 0.0358** ROA -0.344152 0.089745 -3.834795 0.0001* TAN 0.222414 0.053362 4.168021 0.0000* SIZE 0.031084 0.010320 3.011949 0.0028* NDT -0.209331 0.241140 -0.868088 0.3859 GROW 0.004499 0.003185 1.412563 0.1585 Effects Specification
Cross-section fixed (dummy variables)
R-squared 0.769430 Mean dependent var 0.132981
F-statistic 15.726420 S.D. dependent var 0.170832 Prob(F-statistic) 0.000000* Durbin-Watson stat 1.380175
(* và **: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5% theo thứ tự; Ký hiệu các biến được ghi chú trong bảng 3.1)
Từ kết quả tại bảng 4.5, chúng ta thấy đƣợc hiện tƣợng tự tƣơng quan đã đƣợc giải quyết (thể hiện ở kiểm định Durbin – Watson: 1< d = 1.38 < 3). So với kết quả ở bảng 4.5, hệ số R2 cũng đƣợc nâng lên rất cao (76.9% so với 34%), cho thấy tính hiệu quả trong việc giải thích cho biến đòn bẩy tài chính của mô hình tác động cố định so với mô hình hồi quy gộp.
Kết quả ở bảng 4.5 một lần nữa khẳng định mối tƣơng quan âm giữa khả năng sinh lợi (ROA) với đòn bẩy tài chính (LEV) với mức ý nghĩa 1%. Đồng thời, chúng ta cũng thấy đƣợc mối tƣơng quan dƣơng giữa đòn bẩy tài chính với tỷ lệ tài sản hữu hình (TAN) và kích thƣớc doanh nghiệp (SIZE) với mức ý nghĩa 1%.
Khác với kết quả ở bảng 4.4, bảng 4.5 cho thấy mối tƣơng quan âm giữa tấm chắn thuế không phải từ nợ vay (NDT) với đòn bẩy tài chính (LEV), điều này phù hợp với dự đoán lý thuyết trƣớc đó, tuy nhiên nó lại không có ý nghĩa thống kê. Mối tƣơng quan dƣơng giữa đòn bẩy tài chính và cơ hội tăng trƣởng (GROW) cũng không có ý nghĩa thống kê. Loại hai biến này ra khỏi mô hình, ta có kết quả nhƣ sau:
Bảng 4.6 Kết quả theo mô hình tác động cố định đối với ảnh hƣởng của các công ty sau khi loại hai biến NDT và GROW (Phụ lục 2.3)
Biến phụ thuộc: LEV Số kỳ: 6
Phƣơng pháp: Panel Least Squares Số đơn vị chéo: 83
Mẫu: 2006 2011 Tổng số quan sát (panel): 498
Biến Hệ số Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.261582 0.126616 -2.065953 0.0395**
ROA -0.306228 0.085796 -3.569249 0.0004*
TAN 0.209655 0.051749 4.051409 0.0001*
SIZE 0.028323 0.009357 3.026810 0.0026*
Effects Specification
Cross-section fixed (dummy variables)
R-squared 0.767775 Mean dependent var 0.132981 F-statistic 16.025180 S.D. dependent var 0.170832 Prob(F-statistic) 0.000000* Durbin-Watson stat 1.385058
(* và **: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5% theo thứ tự; Ký hiệu các biến được ghi chú trong bảng 3.1)
Để xem xét tác động tổng hợp của các công ty (đơn vị chéo) và chuỗi thời gian, tác giả sử dụng mô hình tác động cố định tổng hợp: hệ số trục tung biến đổi theo các đơn vị chéo và thời gian. Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
Bảng 4.7 Kết quả theo mô hình tác động cố định đối với ảnh hƣởng của các công ty và thời gian (Phụ lục 2.4)
Biến phụ thuộc: LEV Số kỳ: 6
Phƣơng pháp: Panel Least Squares Số đơn vị chéo: 83
Mẫu: 2006 2011 Tổng số quan sát (panel): 498
Biến Hệ số Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.819173 0.195073 -4.199305 0.0000* ROA -0.361028 0.090251 -4.000266 0.0001* TAN 0.213508 0.052713 4.050400 0.0001* SIZE 0.070745 0.014470 4.889084 0.0000* NDT -0.236228 0.237818 -0.993316 0.3211 GROW 0.001622 0.003504 0.462949 0.6436 Effects Specification
Cross-section fixed (dummy variables) Period fixed (dummy variables)
R-squared 0.779307 Mean dependent var 0.132981 F-statistic 15.544900 S.D. dependent var 0.170832 Prob(F-statistic) 0.000000* Durbin-Watson stat 1.397872
(*: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%; Ký hiệu các biến được ghi chú trong bảng 3.1)
So sánh kết quả ở bảng trên với bảng 4.5, chúng ta không thấy có nhiều sự khác biệt về các hệ số hồi quy, điều này cho thấy cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở thị trƣờng Việt Nam có xu hƣớng ổn định và các yếu tố giải thích cho cấu trúc vốn cũng ít chịu tác động của yếu tố thời gian.
Nhƣ vậy, bằng cách tiếp cận tác động cố định (Fixed effects) cho các công ty và tiếp cận tác động cố định tổng hợp, chúng ta đã khắc phục đƣợc những nhƣợc điểm trong mô hình hồi quy gộp. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng mô hình tiếp cận ngẫu
nhiên (Random effects model) để so sánh với mô hình tiếp cận cố định. Kết quả xử lý bằng mô hình tiếp cận ngẫu nhiên nhƣ sau:
Bảng 4.8 Kết quả theo mô hình tác động ngẫu nhiên đối với ảnh hƣởng của các công ty (Phụ lục 2.5)
Biến phụ thuộc: LEV Số kỳ: 6
Phƣơng pháp: Panel EGLS
(Cross-section random effects) Số đơn vị chéo: 83
Mẫu: 2006 2011 Tổng số quan sát (panel): 498
Biến Hệ số Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.461993 0.104407 -4.424941 0.0000* ROA -0.390859 0.083936 -4.656636 0.0000* TAN 0.259164 0.044916 5.769994 0.0000* SIZE 0.042257 0.007581 5.574087 0.0000* NDT 0.068227 0.225995 0.301896 0.7629 GROW 0.005755 0.002986 1.926923 0.0546*** Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.104562 0.5727 Idiosyncratic random 0.090314 0.4273 Weighted Statistics
R-squared 0.166980 Mean dependent var 0.044223
F-statistic 19.724470 S.D. dependent var 0.099504 Prob(F-statistic) 0.000000* Durbin-Watson stat 1.158027
(*, ** và ***: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% theo thứ tự; Ký hiệu các biến được ghi chú trong bảng 3.1)
Bằng cách tiếp cận tác động ngẫu nhiên, một lần nữa chúng ta khẳng định lại mối tƣơng quan âm giữa đòn bẩy tài chính với khả năng sinh lợi, và tƣơng quan dƣơng
giữa đòn bẩy tài chính với tỷ lệ tài sản hữu hình và kích thƣớc doanh nghiệp. Biến tấm chắn thuế không phải từ nợ (NDT) một lần nữa không có ý nghĩa thông kê trong mô hình này.
Tuy nhiên, khác với mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên đã kiểm định đƣợc mối tƣơng quan dƣơng giữa đòn bẩy tài chính và các cơ hội tăng trƣởng của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10%. Để so sánh hƣớng tiếp cận cố định và tiếp cận ngẫu nhiên, chúng ta sẽ bỏ bớt biến NDT không có ý nghĩa thống kê và tiến hành kiểm định Hausman. Giả thiết H0 là các hệ số ƣớc lƣợng của hai mô hình trên không có sự khác biệt căn bản. Theo kết quả kiểm định ở bảng 4.9 chúng ta có P-value > 0.1 nên chúng ta bác bỏ giả thyết H0, điều đó có nghĩa là mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ thích hợp hơn và qua đó cũng kiểm định đƣợc mối tƣơng quan dƣơng giữa biến cơ hội tăng trƣởng (GROW) với đòn bẩy tài chính.
Bảng 4.9 Kiểm định Hausman (Phụ lục 2.6)
Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: LEV_TOTAL_RANDOM_EFFECT Test cross-section random effects
Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.
Cross-section random 7.055629 4 0.1330
Cross-section random effects test comparisons:
Variable Fixed Random Var(Diff.) Prob.
ROA -0.345573 -0.387350 0.000941 0.1733
TAN 0.210932 0.260906 0.000826 0.0821
SIZE 0.033424 0.041451 0.000042 0.2153
GROW 0.004700 0.005704 0.000001 0.3415
Nhƣ vậy, bằng các cách tiếp cận khác nhau để xử lý dữ liệu bảng (panel data), chúng ta đã kiểm định các yếu tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam trong suốt kỳ nghiên cứu 2006-2011. Bảng 4.10 tóm tắt lại các kết quả đã phân tích ở trên:
(*, ** và ***: có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% theo thứ tự)