Mô hình kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng

Một phần của tài liệu xác định nhu cầu khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại nhà khu vực đô thị phú mỹ hưng (Trang 34 - 36)

Theo Shyam-Sunder và Myers (1999), các công ty chỉ cần nguồn tài trợ bên ngoài khi xảy ra sự mất cân bằng giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra (cổ tức và các cơ hội đầu tƣ). Và khi có sự thâm hụt tài chính xảy ra, các giám đốc tài chính sẽ tìm đến thị trƣờng vốn để tìm kiếm nguồn tài trợ từ nợ hoặc vốn cổ phần mới. Theo Frank và Goyal (2003), tổng nợ mới và vốn cổ phần mới trong năm sẽ cân bằng với mức thâm hụt tài chính của năm đó:

+ =

với là nợ mới phát hành của công ty i trong năm t, là vốn cổ phần mới phát hành của công ty i trong năm t và là mức thâm hụt tài chính của công ty i trong năm t.

Biến thâm hụt tài chính DEF đƣợc tính nhƣ sau: = + + -

là đầu tƣ ròng của công ty i trong năm t và đƣợc tính bằng tài sản dài hạn năm t trừ năm t-1;

là thay đổi trong vốn luân chuyển của công ty i trong năm t, đƣợc tính bằng chênh lệch của vốn luân chuyển năm nay so với năm trƣớc, (vốn luân chuyển là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn);

là dòng tiền hoạt động kinh doanh sau thuế và lãi vay của công ty i trong năm t. Vì cách tính một số biến là chêch lệch từ năm t với năm t-1, do đó với các quan sát trong giai đoạn từ 2006 – 2011, chúng ta chỉ tính đƣợc DEF từ năm 2007 – 2011. Nên số quan sát trong mô hình với dữ liệu bảng sẽ là N = 83x5 = 415.

Với cách tính trên, một công ty sẽ có tình hình tài chính thâm hụt khi DEF > 0 và tình hình tài chính sẽ thặng dƣ khi DEF < 0. Theo lập luận của lý thuyết trật tự phân hạng, khi công ty cần nguồn tài trợ bên ngoài thì tài trợ hoàn toàn bằng nợ là sự lựa chọn thích hợp nhất, do đó vốn cổ phần mới sẽ bằng không. Vì vậy, chúng ta có thể dùng biến thâm hụt tài chính DEF để giải thích cho thay đổi trong nợ vay của các công ty. Để hạn chế hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và làm giảm sự khác biệt về quy mô của các công ty, chúng ta sẽ chia biến phát hành nợ và thâm hụt tài chính cho tổng tài sản. Cuối cùng, chúng ta có phƣơng trình nhƣ sau:

= + + (3.6)

Trong đó, là nợ mới phát hành trên tổng tài sản của công ty i trong năm t là mức thâm hụt tài chính (thặng dƣ tài chính) trên tổng tài sản của công ty i trong năm t.

Một điều đáng lưu tâm trong mô hình 3.6 là các tác giả không quan tâm đến dấu

của biến giải thích DEF (nhƣ đã thảo luận trong cách tính DEF ở phần trên, DEF > 0 thể hình tình trạng thâm hụt tài chính, DEF < 0 thể hiện tình trạng thặng dƣ). Các tác giả xây dựng mô hình này đã đồng nhất ảnh hƣởng của tình trạng thâm hụt hay tình

trạng thặng dƣ với hành vi gia tăng nợ hay giảm nợ của các công ty. Tuy nhiên, một câu hỏi cần đặt ra là liệu phản ứng của các công ty khi gia tăng nợ nếu gặp thâm hụt có giống với việc giảm nợ khi gặp thặng dƣ hay không? Và việc điều chỉnh tỷ lệ nợ của các giám đốc tài chính khi đối diện với tình trạng thặng dƣ và thâm hụt là cân xứng hay không cân xứng? Để giải quyết các câu hỏi đó, bài nghiên cứu tiếp tục sử dụng một mô hình mở rộng của mô hình 3.6 nhƣ sau.

Một phần của tài liệu xác định nhu cầu khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại nhà khu vực đô thị phú mỹ hưng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)