Quan điểm về việc điều chỉnh đòn bẩy tài chính của công ty khi nó cao hơn hay thấp hơn đòn bẩy mục tiêu dài hạn đƣợc đƣa ra bởi Cai và Ghosh (2003). Hai tác giả này cho rằng khi đòn bẩy tài chính cao hơn đòn bẩy mục tiêu (thƣờng là đòn bẩy trung bình ngành), công ty này sẽ gánh chịu nhiều chi phí nhƣ rủi ro phá sản và chi phí đại diện, áp lực đó khiến cho các giám đốc tài chính nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ; tuy nhiên khi đòn bẩy tài chính thấp hơn mức trung bình ngành thì việc gia tăng đòn bẩy có thể không phải là nhiệm vụ ƣu tiên nếu nhƣ công ty không thực sự cần nguồn tài trợ. Điều này đƣa ra dự đoán rằng tỷ lệ điều chỉnh giảm đòn bẩy sẽ nhanh hơn điều chỉnh tăng đòn bẩy, hay nói cách khác lợi ích của việc giảm đòn bẩy khi nó ở trên mức mục tiêu sẽ lớn hơn lợi ích của việc tăng đòn bẩy khi nó ở dƣới mức mục tiêu.
Để đo lƣờng trực tiếp sự khác nhau của tỷ lệ điều chỉnh, bài nghiên cứu này sử dụng mô hình của Zurigat (2009) với ý tƣởng xem xét đến dấu hiệu của biến TRAC nhằm phân biệt mức độ đòn bẩy tài chính của công ty đang cao hay thấp so với mức mục tiêu, (ý tƣởng mô hình này tƣơng tự mô hình mở rộng khi xét dấu của biến DEF đã trình bày trong phần 3.3.3).
Chúng ta thấy rằng với cách định nghĩa biến = - ; giá trị của biến > 0thể hiện công ty đang có mức đòn bẩy thấp hơn đòn bẩy mục tiêu, ngƣợc lại nếu < 0 thì đòn bẩy thực tế đang ở trên đòn bẩy mục tiêu. Để xem xét tỷ lệ điều chỉnh khác nhau nhƣ thế nào khi công ty đang có đòn bẩy thấp hơn hoặc cao hơn mức mục tiêu, chúng ta sẽ tiến hành kiểm định mô hình mở rộng nhƣ sau:
= + + + (3.9)
Trong đó, = nếu ≥ 0 và bằng 0 nếu < 0
Nhƣ vậy, biến PTRAC sẽ biểu thị cho đòn bẩy thực tế của công ty ở dƣới mức mục tiêu ( < ) và biến NTRAC sẽ biểu thị cho đòn bẩy thực tế của công ty ở trên mức mục tiêu ( > ).
Trong bảng 3.1, tác giả sẽ trình bày tổng hợp các mô hình và các biến sử dụng trong bài nghiên cứu.
Bảng 3.1 Tổng hợp các mô hình và các biến sử dụng
Mô hình Tên biến Ký hiệu và cách tính
3.5
Đòn bẩy tài chính*
LEV =
Khả năng sinh lợi ROA =
Tỷ lệ tài sản hữu hình TAN =
Kích thƣớc doanh nghiệp SIZE = ln(TTS) Tấm chắn thuế không phải
từ nợ
NDT =
Cơ hội tăng trƣởng GROW = 3.6 Nợ mới phát hành trên tổng tài sản* = Mức thâm hụt (hoặc thặng dƣ) tài chính trên tổng tài sản
=
Mô hình Tên biến Ký hiệu và cách tính
3.7
Nợ mới phát hành trên tổng
tài sản* =
Mức thâm hụt tài chính trên tổng tài sản = nếu ≥ 0, và bằng 0 nếu < 0 Mức thặng dƣ tài chính trên tổng tài sản = nếu ≤ 0, và bằng 0 nếu > 0 3.8
Thay đổi trong đòn bẩy thực
tế* = -
Thay đổi trong đòn bẩy mục tiêu năm nay với đòn bẩy thực tế năm trƣớc
= -
3.9
Thay đổi trong đòn bẩy thực
tế* = - Đòn bẩy thực tế năm trƣớc ở dƣới mức mục tiêu = nếu ≥ 0 và bằng 0 nếu < 0 Đòn bẩy thực tế năm trƣớc ở trên mức mục tiêu = nếu ≤ 0 và bằng 0 nếu > 0
(*: biến phụ thuộc trong mô hình)
Trong chƣơng tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu các giả thuyết nghiên cứu và phân tích các kết quả cũng nhƣ ý nghĩa kinh tế từ các mô hình kiểm định nêu trên.
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU