Thống kê mô tả các biến trong mô hình trong giai đoạn 2006 2011

Một phần của tài liệu xác định nhu cầu khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại nhà khu vực đô thị phú mỹ hưng (Trang 46 - 49)

Kết quả thống kê trong bảng 4.2 chỉ ra rằng mức đòn bẩy tài chính bình quân của các công ty trong suốt kỳ nghiên cứu là 0.133 với độ lệch chuẩn là 0.17. Nếu đem so sánh với kết quả của một số bài nghiên cứu trƣớc ở các quốc gia khác nhƣ Rajan và Zingales (1995) ở Mỹ và Adedeji (1998) ở Anh thì con số này là 0.38, Zurigat ở Jordan là 0.28 thì có vẻ nhƣ ở các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức khá thấp. Điều này có thể lý giải bởi thị trƣờng vốn ở nƣớc ta chƣa thực sự hoàn thiện,

đặc biệt là thị trƣờng trái phiếu công ty. Hơn nữa, chi phí của kiệt quệ tài chính và chi phí đại diện là khá cao, nó làm lấn át những lợi ích từ tấm chắn thuế nên các giám đốc tài chính thƣờng giữ một mức đòn bẩy tài chính thấp để giảm rủi ro cho doanh nghiệp của mình.

Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình

Số quan sát N = 498 (= 83x6)

LEV ROA TAN SIZE NDT GROW

Giá trị trung bình 0.1330 0.0849 0.2028 13.3477 0.0315 1.6368 Trung vị 0.0511 0.0700 0.1593 13.2600 0.0250 1.1172 Giá trị lớn nhất 0.7547 0.5000 0.9680 16.7285 0.2630 17.8600 Giá trị nhỏ nhất 0.0000 -0.2300 0.0010 10.3600 -0.0150 0.1490 Độ lệch chuẩn 0.1708 0.0743 0.1825 1.1367 0.0279 1.7314 Số quan sát 498 498 498 498 498 498

(Nguồn: tác giả tổng hợp và tính toán)

Để kiểm tra hiện tƣơng đa cộng tuyến giữa các biến, ta sử dụng ma trận tƣơng quan giữa các biến giải thích trong mô hình. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3 Ma trận tƣơng quan giữa các biến

LEV ROA TAN SIZE NDT GROW

LEV 1 ROA -0.2597 1 TAN 0.3985 -0.0982 1 SIZE 0.3725 -0.0467 0.0595 1 NDT 0.2747 -0.0015 0.5126 -0.0544 1 GROW -0.0262 0.4020 -0.0409 0.0858 0.0321 1

(Nguồn: tác giả tổng hợp và tính toán)

Một sự tƣơng quan cao giữa hai biến giải thích ngụ ý có xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Anderson và các cộng sự (1999) cho rằng giá trị tuyệt đối của hệ số tƣơng quan đƣợc xem là cao nếu nó vƣợt quá 0.7, trong khi đó Brayman và Cramer (2001) cho rằng nếu giá trị tuyệt đối của hệ số tƣơng quan lớn hơn 0.8 thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến. Từ bảng 4.3, chúng ta dễ dàng thấy rằng không có hệ số tƣơng quan nào giữa các biến giải thích đƣợc xem là cao và điều đó cho thấy các biến trong mô hình không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến.

Việc đƣa thêm biến phụ thuộc vào bảng ma trận tƣơng quan cũng giúp cho chúng ta phần nào thấy đƣợc mối quan hệ giữa các biến giải thích với biến phụ thuộc. Ở đây, chúng ta quan sát đƣợc mối tƣơng quan âm giữa đòn bẩy tài chính với khả năng sinh lợi và cơ hội tăng trƣởng, đồng thời đòn bẩy tài chính cũng có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ tài sản hữu hình, kích thƣớc doanh nghiệp và tấm chắn thuế không phải từ nợ.

Tuy nhiên, để có kết quả chính xác về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và các biến phụ thuộc, chúng ta sẽ tiến hành kiểm định bằng mô hình hồi quy ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu xác định nhu cầu khách hàng về dịch vụ phân phối lẻ thực phẩm tại nhà khu vực đô thị phú mỹ hưng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)