Để có cái nhìn rõ ràng về các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn, bài nghiên cứu sử dụng mô hình 3.5 để hồi quy biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính với lần lƣợt các biến độc lập là khả năng sinh lợi (ROA), tỷ lệ tài sản hữu hình (TAN), kích thƣớc doanh nghiệp (SIZE), tấm chắn thuế không phải từ nợ (NDT) và cơ hội tăng trƣởng (GROW):
= + + + + + + (3.5)
(với t lần lƣợt là các năm 2006 – 2011 và i từ 1 đến 83 tƣơng ứng với 83 công ty trong mẫu đã chọn)
Thông qua mô hình 3.5, chúng ta sẽ có cái nhìn gián tiếp về cấu trúc vốn của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang chịu ảnh hƣởng bởi lý thuyết trật tự phân hạng hay lý thuyết đánh đổi. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về hai lý thuyết này, các tác giả trên thế giới đã đƣa ra những mô hình có thể kiểm định trực tiếp cho cả hai lý thuyết. Đầu tiên, để kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng, chúng tôi đã tìm hiểu một số mô hình tại các thị trƣờng khác nhau trên thế giới và nhận thấy rằng một trong những mô hình kiểm định lý thuyết trật tự phân hạng nổi tiếng nhất là của Shyam- Sunder và Myers (1999) và đƣợc tiếp tục phát triển với nghiên cứu của Frank và Goyal (2003) với giả định khi các công ty đƣơng đầu với tình trạng thâm hụt tài chính, họ sẽ chỉ phát hành nợ để bù đắp sự thâm hụt này. Từ đó, các tác giả tiến hành hồi quy biến nợ phát hành tăng thêm với biến giải thích là thâm hụt tài chính. Chúng ta sẽ cùng tiếp cận mô hình này và kiểm định nó với dữ liệu ngay tại thị trƣờng Việt Nam.