dưới hình thức kinh nghiệm
Theo tác giả Chu Xuân Diên: “Tri thức dân gian trong tục ngữ về thực chất là một thứ tri thức kinh nghiệm và lối sống dựa vào kinh nghiệm” [11, tr.76]. Kinh nghiệm theo nghĩa rộng là toàn bộ thực tiễn xã hội của con người trong quá trình lao động, để duy trì sự tồn tại của mình, chống lại sức mạnh của kẻ thù. Theo nghĩa hẹp đó là sự kiểm nghiệm tri thức của con người bằng sự quan sát hiện thực xung quanh hay bằng thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Như vậy, nhận thức kinh nghiệm là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Do đó tri thức kinh nghiệm được nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, nó là cơ sở của tri thức khoa học. Thực tiễn xã hội cho phép con người thu nhận và khái quát đúng đắn những tài liệu về tự nhiên, xã hội và ý thức của con người. Xét theo ý nghĩa đó thì mọi lý luận khoa học chân chính đều được bắt nguồn từ nhận thức kinh nghiệm, đều là sự quan sát và kết luận được rút ra từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức, đồng
thời là tiêu chuẩn của nhận thức, của chân lý.
Đối với người lao động xưa thì nhận thức của họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Con người bắt đầu từ sự quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, bằng sự tri giác hay sờ mó trực tiếp về sự vật, hiện tượng. Cho nên họ mới chỉ nhìn thấy được những biểu hiện bên ngoài, riêng lẻ của sự vật, hiện tượng mà chưa thể phản ánh được bản chất bên trong của chúng. Vì thế sự nhận thức đó là chưa đầy đủ, rời rạc và phiến diện, có thể mang lại sự nhầm lẫn hoặc ảo tưởng. Điều đó cũng có nghĩa, những nhận thức kinh nghiệm thường ngày của người lao động không thể ngay lập tức mang lại cái nhìn đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng, cũng như không thể chứng minh được một cách đúng đắn và tất yếu về sự vật, hiện tượng.
Đọc ca dao, tục ngữ Việt Nam chúng ta sẽ thấy được trong quá trình sinh sống và lao động, qua việc quan sát trực tiếp những sự vật, hiện tượng cụ thể trong tự nhiên, xã hội và từ chính cuộc sống hàng ngày của họ, người lao động đã đúc kết được những kinh nghiệm để dự báo thời tiết như: “Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”; “Mùa hè đương nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
Đời sống của người lao động trồng lúa nước phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, do đó trải qua nhiều năm tháng chịu ảnh hưởng và thiệt hại do hạn hán, lũ lụt, mưa gió,… người lao động đã có được những kinh nghiệm trong việc nắm bắt được chu kỳ ngày tháng bão lụt hàng năm: “Ông tha nhưng bà chẳng tha/ Còn sợ cái bão mồng ba tháng mười”; “Nào ai chài lưới ra khơi/ Mồng năm tháng chín bão rơi phải về”.
Trong nông nghiệp để trồng lúa và hoa màu mang lại năng suất cao, qua quá trình lao động vất vả một nắng hai sương người lao động cũng đã đúc rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong việc cày bừa, làm đất, chọn giống cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao: “Ải thâm không bằng dầm
Như vậy nhận thức trong ca dao, tục ngữ là nhận thức mang tính kinh nghiệm bằng sự quan sát hiện thực xung quanh trong cuộc sống cũng như trong quá trình lao động sản xuất của người dân. Nhận thức đó chủ yếu mang tính chủ quan, tuy nhiên cái chủ quan đó dần dần cũng trở thành cái phổ biến trong xã hội, được xã hội tin dùng và trở thành kĩ năng sống và lao động của người dân. Trên thực tế có những câu tục ngữ, ca dao tuy nói lên một kinh nghiệm cụ thể của người dân trong một trường hợp nào đó, nhưng khi đưa vào áp dụng trong cuộc sống nó lại có ý nghĩa rộng và bao trùm hơn, nó nói lên được thuộc tính phổ biến của các sự vật, hiện tượng như: “Lạt mềm buộc
chặt”; “Tức nước thì vỡ bờ”.
Đây là những kinh nghiệm của người dân trong lao động nhưng nó lại có ý nghĩa bao trùm trong đời sống xã hội, trong đối nhân xử thế của con người. Có thể nói đó chính là yếu tố của trừu tượng hóa, khái quát hóa mà tục ngữ, ca dao muốn vươn tới. Từ đó có thể khẳng định rằng, trong tục ngữ, ca dao, nhận thức của người dân chủ yếu dựa vào những tri thức kinh nghiệm, nhưng những tri thức đó mang trong nó yếu tố của sự nhận thức khoa học của tư duy lý luận. Sự nhận thức bằng kinh nghiệm có tác dụng rất quan trọng đối với người người dân trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt cộng đồng. Bởi nhận thức đó cơ bản được xuất phát từ hoạt động thực tiễn của nhân dân lao động, nên ít nhiều đã mang tính chân lý, nó có thể tích lũy được một số kiến thức có tác dụng trực tiếp đối với hoạt động thực tiễn của con người. Đồng thời đó là sự nhận thức linh hoạt, mềm dẻo không chịu sự gò bó, cứng nhắc hay theo một khuôn mẫu nào trong quá trình nhận thức.
Nói như vậy không có nghĩa là những nhận thức kinh nghiệm đó không có hạn chế của nó, trái lại vì chỉ dừng lại ở nhận thức kinh nghiệm, ở sự quan sát bề ngoài các sự vật, hiện tượng cho nên nó chưa đem lại cho con người sự hiểu biết đầy đủ, bản chất, sâu sắc về sự vật, hiện tượng cũng như chưa thể
dẫn tới những chân lý phổ biến của sự nhận thức. Mặt khác, nhận thức kinh nghiệm nhiều khi gặp phải những mâu thuẫn, những hạn chế trong quá trình nhận thức, vì chỉ dựa vào những cái trực tiếp, bề ngoài nên sự nhận thức đó chủ yếu chỉ nhìn thấy các sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, tách biệt nhau và có xu hướng bị tuyệt đối hóa, coi đó là những chân lý tuyệt đối, mà không nhìn thấy được sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng đó. Cho nên khi áp dụng nhận thức kinh nghiệm vào những trường hợp cụ thể của cuộc sống , tầm nhìn bị hạn chế sẽ không thể tránh khỏi tính chất chủ quan, thậm chí là cố chấp, bão thủ, lạc hậu, cản trở sự phát triển của nhận thức.