Về thế giới quan và nhân sinh quan 1 Về thế giới quan

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 47 - 59)

2.2.1. Về thế giới quan

Để tồn tại, con người phải thích nghi với giới tự nhiên. Nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động mà luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những nhu cầu của mình trong cuộc sống. Đứng trước bức tranh về thế giới sinh động, muôn hình, muôn vẻ, con người luôn đặt ra và giải quyết những vấn đề về mối quan hệ của mình với thế giới, về nguồn gốc của thế giới, về sức mạnh chi phối sự tồn tại và biến đổi của thế giới, về bản thân con người, về vị trí cũng như ý nghĩa của cuộc sống con người trong thế giới đó. Đó chính là sự lựa chọn và định hướng cuộc sống, tức là sự thể hiện thế giới quan của mình.

Vấn đề về thế giới quan của người Việt như việc giải thích về nguồn gốc của vũ trụ, của thế giới, của các hiện tượng tự nhiên, sự ra đời của muôn loài và sự hình thành các tộc người… được phản ánh rõ nét trong thần thoại Việt Nam, cũng như trong các truyện kể dân gian Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là tục ngữ, ca dao Việt Nam không phản ánh, không giải thích về những vấn đề của thế giới quan. Bởi chúng ta biết rằng, trong sự vận động và phát triển của xã hội, ở bất cứ trình độ nào con người cũng đều có những ý tưởng về thế giới và về sự vật trong thế giới, những ý tưởng ấy có thể ở một trình độ phát triển hơn hay cũng có thể ở một trình độ sơ khai, chất phác và mờ nhạt. Nhưng những ý tưởng đó là có thật và người ta phô diễn nó ra bằng ngôn ngữ, bằng tiếng nói và lối nói của thời đại mình. Do đó, ngôn ngữ hay tiếng nói chính là tấm gương phản chiếu hình bóng của một dân tộc, nó phản chiếu tất cả những ý niệm của con người về thế giới mà họ đang sống.

Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, những vấn đề của thế giới quan như quan niệm về sự hình thành vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên; về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên đã được phản ánh khá rõ nét. Có thể nói cha ông ta đã có những khái niệm đầu tiên về thế giới quan như khái niệm về trời, đất: “Trời tròn, đất vuông”; “Trời đất sinh ra ta”; “Đất thấp, trời cao”;

“Trời rộng đất dài”.

Trong quan niệm của người Việt xưa, trời đất mang ý nghĩa của nguồn gốc sự sống, sinh vật, là nguồn cội con người. Theo họ, trời là cha, đất là mẹ, nói đến vuông tròn là nói đến sự hoàn thiện, sự lâu bền vĩnh cửu, sự rộng lớn và phong phú, dồi dào vô kể. Quan niệm “Trời tròn, đất vuông” của người xưa hoàn toàn dựa trên sự quan sát, óc cảm nhận tinh tế của người dân chứ không phải dựa vào tri thức khoa học. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là nhận thức đó lại đúng với thực tiễn. Chứng tỏ sự quan sát và cảm nhận của người xưa thật tinh tế, tri thức đó phải dựa trên nền tảng của trí tuệ tinh khôn

và óc sáng tạo mới có thể rút ra được những quan niệm chính xác như vậy. Là một dân tộc sống bằng nghề nông, phụ thuộc vào thiên nhiên nặng nề nên chưa có một vũ trụ quan có hệ thống mà chỉ có những tín ngưỡng nguyên thủy. Đầu tiên là thờ các thần tự nhiên như thần mặt trời, thần nước, thần sông,… sau đó là thờ thần lúa với rất nhiều lễ nghi, lễ hội như: rước nước, lễ xuống đồng, lễ cơm mới. Điều đó chứng tỏ người xưa đã có một quan niệm sơ bộ về thế giới mặc dù còn rất thô sơ và tự phát. Trong thế giới quan đó có những yếu tố tích cực, những phát hiện, những nhận thức khá đúng đắn về các biểu hiện của tự nhiên, của các quy luật tự nhiên, đồng thời lại chứa đựng không ít yếu tố hoang đường, phi lý – một trong những biểu hiện của sự bất lực của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên. Trong một năng lực tư duy còn rất hạn chế, với thế giới quan thần linh và những cảm nhận về sự vật còn hết sức chất phác, tổ tiên chúng ta chưa hiểu và chưa giải thích được một cách đầy đủ, khoa học các hiện tượng tự nhiên. Họ đã gán cho nó một sức mạnh siêu nhiên, thần bí. Họ khẳng định rằng: hoạt động của các vị thần là nguyên nhân tạo ra các hiện tượng, các quá trình chuyển hóa, diễn tiến của các hiện tượng tự nhiên như gió, bão, lũ lụt, sấm chớp,… Như vậy, mặc dù trong ca dao, tục ngữ có chứa đựng yếu tố duy vật và biện chứng nhưng lại được khoác bởi một lớp màn thần bí. Tất cả đều có sự xuất hiện và can thiệp ít nhiều của các vị thần như thần sông, thần núi,… Do đó, có thể nói thế giới quan của người Việt xưa trong ca dao, tục ngữ còn thể hiện tư tưởng duy tâm khách quan, bởi họ đã cho rằng “có một thực thể tinh thần không những tồn tại trước, tồn tại ở bên ngoài, độc lập với con người, với thế giới vật chất mà còn sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất” [3, tr.27]. Và người ta đã gán cho các vị thần đó một cái tên chung gọi là “ông Trời”. Trong niềm tin của người Việt, Trời là Đấng có uy quyền tuyệt đối trong vũ trụ, soi thấu được vạn vật. Kể cả những gì thầm kín nhất ẩn dấu

sâu tận đáy lòng con người cũng không thể nào thoát khỏi con mắt của Đấng Thần Linh ấy. Họ tin rằng Trời nhìn thấy tất cả những sự việc xảy ra trên thế gian.

Bên cạnh đó, có những câu tục ngữ nói về thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc, được tổ tiên chúng ta phác họa bằng một cuộc sống hết sức hoang dã: “Ăn lông ở lỗ, ăn bốc ở hốc”; “Con dại cái mang”; “ Năm cha ba mẹ”;

“Chồng chung vợ chạ”. Đó chính là thời kỳ mà công cụ sản xuất của xã hội

còn hết sức thô sơ và lạc hậu, nhưng để sinh tồn và phát triển tổ tiên ta đã phải vừa tiến hành đấu tranh sản xuất, vừa tiến hành đấu tranh xã hội. Chính trong quá trình đấu tranh đó, đã đặt con người trước những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết. Muốn vậy, con người phải quan sát, nhận xét và giải thích các quy luật, hiện tượng tự nhiên, xã hội để phục vụ chính cuộc sống của mình. Nhưng do trình độ còn thấp kém, năng lực tư duy còn hạn chế, người xưa thường không cắt nghĩa được hoặc giải thích sai lầm nguyên nhân tạo nên các hiện tượng, các quy luật tự nhiên ấy. Ngay trong một sự việc, một hiện tượng cũng đã chứa đựng nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất mà không phải lúc nào trong một lúc nhận thức của con người cũng có thể phản ánh hết được. Do đó, trong khi con người chỉ nắm bắt được một phần bản chất, thuộc tính, một mặt nào đó của sự việc, hiện tượng nhưng người ta lại lầm tưởng rằng mình đã nắm bắt được tất cả bản chất của sự việc, hiện tượng thì sẽ dẫn đến sự chết cứng về tư tưởng và rất dể rơi vào quan điểm duy tâm. Người Việt lúc bấy giờ cũng như vậy.

Trong thế giới quan của người Việt xưa, tư tưởng của Lão Trang về vũ trụ quan Âm – dương và “thiên địa vạn vật nhất thể” đã có sự ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về vũ trụ, về thế giới của người Việt, mà cụ thể ở đây là quan điểm đồng nhất người – vật: “Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài

quản công…”.

Tin ở Trời và sức mạnh của Trời, thế giới quan của người Việt xưa là thế giới quan duy tâm khách quan. Thế giới quan đó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của nó. Vào cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy, mặc dù sức sản xuất của xã hội đã có bước phát triển, tư duy của con người cũng đã có sự phát triển hơn trước. Thế nhưng trước vũ trụ bao la hùng vĩ, xinh đẹp nhưng cũng ẩn chứa muôn vàn hiểm nguy không lường trước được, con người bị khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên, họ bất lực và cảm thấy mình quá nhỏ bé, cô đơn. Họ không thể nào giải thích tự nhiên một cách khoa học được và họ cũng không thể sáng tạo ra vũ trụ. Cho nên trong tư duy của họ, việc sáng tạo ra vũ trụ chắc chắn phải do một lực lượng thứ ba nào đó có sức mạnh phi thường, có thân thể khổng lồ mà con người không thể tưởng tượng được đã sáng tạo ra tất cả. Lực lượng đó như trên đã nói đó là “Ông Trời”, cho nên họ cầu khẩn Trời để mong nhờ sự che chở, bảo vệ lúc nguy nan, con người đặt lòng tin ở Trời, nương tựa vào Trời, họ kính sợ Trời và cũng biết ơn Trời nên họ thờ Trời. Ở đây chúng ta bắt gặp sự tương đồng giữa tư tưởng của Người Việt xưa với tư tưởng của Khổng Tử - nhà triết học kiệt xuất của Trung Quốc, khi Khổng Tử cho rằng trời là “một quan tòa công minh cầm cân nảy mực phán xét mọi việc. Trời quyết định sự thành bại trong hoạt động cũng như trong cuộc sống của con người” [23, tr.53]. Ở đây tư tưởng của Khổng Tử thể hiện thế giới quan duy tâm khách quan, do đó ta có thể nhận xét thế giới quan của người Việt xưa là thế giới quan duy tâm khách quan.

Tóm lại, trong ca dao tục ngữ, quan điểm của người Việt xưa về quá trình hình thành vũ trụ đều do các vị thần thực hiện. Nói cách khác, là do một lực lượng siêu nhiên thần bí sáng tạo nên. Con người lúc bấy giờ đã không thể nào giải thích được quá trình hình thành vũ trụ đã xảy ra một cách hoàn toàn tự phát, khách quan không có điểm bắt đầu cũng như không có điểm kết thúc,

không có bàn tay của một vị thần nào sáng tạo nên. Điều đó chỉ được lý giải một cách đúng đắn và khoa học trong triết học Mác – Lênin.

Tất cả nhân loại đều phải trải qua thời kỳ nguyên thủy, cuộc sống vất vả, mình trần thân trụi, phải luôn luôn cố gắng để tìm kiếm cái ăn, cái mặc và chỗ ở, luôn luôn đấu tranh với thiên nhiên, cải tạo tự nhiên để sinh tồn và để có một mức sống cao hơn. Triết học Mác – Lênin khẳng định: “Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức” [5, tr.298]. Thật vậy, trong cuộc sống cũng như trong mọi hoạt động của mình con người đều có mối quan hệ với giới tự nhiên, mọi hoạt động nhận thức của con người đều nhằm mục đích cải tạo giới tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Để cải tạo tự nhiên, đòi hỏi con người phải nắm được thuộc tính, cũng như quy luật hoạt động của chúng mới có thể tác động một cách có hiệu quả. Vì thế, việc tác động vào giới tự nhiên để tìm hiểu, nhận thức giới tự niên nhằm mục đích cải tạo nó trở thành một nhu cầu tất yếu của hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình lao động sản suất.

Như đã trình bày ở trên, do chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh địa lý, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Cho nên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kết hợp với nghề chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và săn bắn, hái lượm. Từ lâu đời nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp châu thổ, có cây lúa là cây trồng chính và vùng trồng lúa lâu đời nhất ở nước ta là đồng bằng sông Hồng, đó cũng chính là nơi sinh sống chủ yếu nhất của cộng đồng người Việt. Với một nền nông nghiệp lúa nước là chủ yếu, nên lẽ đương nhiên trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất, người nông dân phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên, vào thời tiết và khí hậu, đặc biệt trong thời kỳ mà khoa học kĩ thuật chưa là công cụ đắc lực cho con người như ngày nay. Chính vì vậy, giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Trong mối quan hệ đó, một mặt con

người tôn sùng, tín ngưỡng trước những hiện tượng tự nhiên; một mặt cũng lo sợ trước thiên nhiên hùng vĩ, biến hóa không cùng, ngoài vòng kiểm soát của họ. Do đó, việc tìm hiểu tự nhiên và các hiện tượng của tự nhiên, giải thích nó từ đó rút ra được bản chất, quy luật vận động và phát triển của nó là một việc làm hết sức quan trọng. Thông qua đó, người dân lao động mới biết được giới tự nhiên có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của họ trong quá trình lao động sản xuất, thấy được mối quan hệ giữa bản thân họ với giới tự nhiên. Từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục, hạn chế những tác động xấu của tự nhiên, cải tạo tự nhiên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của mình. Ca dao, tục ngữ chính là sản phẩm trí tuệ, là những kinh nghiệm quý báu mà người dân lao động đã đúc kết được trong quá trình lao động của mình. Cho nên ca dao, tục ngữ chính là sự biểu hiện tính triết lý của nền sản xuất nông nghiệp, nói lên mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam số câu nói về tự nhiên, về thời tiết khí hậu, về đất đai, về lao động sản suất và về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ra đời sớm và chiếm đa số hơn cả.

Có thể nói trong việc giải thích về sự hình thành vũ trụ, về sức mạnh của tự nhiên thế giới quan của người Việt xưa là thế giới quan duy tâm khách quan. Song khi giải thích các hiện tượng của tự nhiên thì thế giới quan đó lại chứa đựng nhiều yếu tố duy vật biện chứng dù mới chỉ là sơ khai, cảm tính. Đặc biệt là những nhận xét về thời tiết và khí hậu, những tư tưởng biện chứng xuất hiện khi con người đã mở rộng khả năng tác động vào giới tự nhiên, tư duy của họ đã phát triển hơn trước, họ đã phần nào thấy được sự phát triển, tiến hóa của vạn vật cũng như những mối liên hệ giữa chúng.

Trong cuộc sống, để cho lao động của con người ngày càng bớt đi sự nặng nhọc và để nâng cao sức sản xuất của xã hội, con người không ngừng

cải tiến công cụ lao động, tác động vào tự nhiên nhằm nâng cao nhận thức của mình. Xã hội càng phát triển, tư duy nhận thức của con người ngày càng được nâng cao thì phạm vi tác động vào tự nhiên của con người ngày càng được mở rộng hơn, nhưng đồng thời cũng đặt ra trước họ những vấn đề mới cần phải khám phá, cần phải giải thích mà nếu con người không thể giải thích được sẽ rất khó khăn cho cuộc sống của họ. Nhưng cũng chính quá trình tìm hiểu để giải quyết vấn đề, giải quyết những mâu thuẫn đặt ra trong cuộc sống buộc con người phải hàng ngày, hàng giờ tác động vào thế giới tự nhiên đã giúp cho họ thấy được sự tồn tại thực tế của tự nhiên, thấy được mối liên hệ và sự vận động, phát triển của tự nhiên để từ đó hành động phù hợp với các quy luật của tự nhiên là một vấn đề hết sức quan trọng. Từ đó đã manh nha hình thành những tư tưởng duy vật biện chứng khi giải thích về các hiện tượng tự nhiên tồn tại khách quan trong thế giới.

Tìm hiểu tục ngữ, ca dao Việt Nam, chúng ta thấy một khối lượng lớn những câu nói về thời tiết, khí hậu và các hiện tượng tự nhiên chứa đựng kinh

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 47 - 59)