Về nhân sinh quan

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 59 - 76)

Trong bài viết “Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á” tác giả Hồ Sỹ Quý đã khẳng định: “Triết học theo khuôn thước phương Tây không có khái niệm nhân sinh quan. Hay nói chính xác hơn, từ thời cổ đại cho tới tận ngày nay, những nội dung thuộc về nhân sinh quan trong triết học Châu Âu thường được diễn đạt trong khái niệm thế giới quan, là một bộ phận của khái niệm thế giới quan… Trong triết học phương Tây, khái niệm ngang hàng và cùng một cặp với thế giới quan chỉ có thể là phương pháp luận. Không giống như thế, trong triết học phương Đông, nhân sinh quan là một khái niệm lớn, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng,…ngang hàng và cùng một cặp với thế giới quan” [41, tr.37]. Chính điều đó làm nên nét đặc trưng của triết học phương Đông. Nằm trong dòng chảy văn hóa đó, tư tưởng triết học Việt Nam cũng có khuynh hướng trội là vấn đề nhân sinh quan. Ở đây tác giả bàn

về một số vấn đề nổi trội trong nhân sinh quan người Việt được thể hiện trong kho tàng ca dao, tục ngữ.

Nói đến nhân sinh quan là nói đến sinh mệnh con người, đến cuộc sống của con người trong xã hội, nói đến mục đích và lẽ sống của con người. Vì vậy, khi bàn đến triết lý giáo dục về nhân sinh quan chính là bàn về quan niệm trên các mặt đó. Có thể nói, trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, quan niệm về đời người và đạo làm người được thể hiện khá rõ nét.

Ngược lại với dòng văn chương bác học ngày xưa chịu nhiều ảnh hưởng Hán học từ đất Bắc theo chân những cuộc xâm lăng tràn xuống phương Nam mà hàng nho sĩ đã bị lệ thuộc từ tư tưởng đến cách hành thơ, tục ngữ, ca dao phát xuất, hành trình từ lòng người dân và lắng sâu, luồn lõi trong từng mạch máu người dân Việt, hơn mấy nghìn năm lịch sử. Tục ngữ, ca dao đã hiện diện trong lòng dân Việt trước khi nền văn chương bác học từ phương Bắc du nhập vào nước ta. Trong tục ngữ, ca dao ta thấy rõ những kinh nghiệm, những nhận xét tinh tế về thiên nhiên, về con người, về cuộc sống của người Việt Nam; qua đó ta cũng cảm nhận được cái màu sắc của đất nước Việt Nam, hình dung được tính tình của dân tộc Việt Nam; ta học được cái túi khôn và nghệ thuật sống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời thấy được ảnh hưởng của Nho – Phật – Lão, những tập quán ngàn đời, để từ đó người dân quê Việt tự tìm ra nhân sinh quan của mình mà sống cho tròn bổn phận đối với thiên nhiên, con người, gia đình, quê hương, đất nước. Cũng chính từ đó, người dân Việt đã dám thốt lên những lời chê bai, những lời ca tụng, những lời than oán đối với thế thái nhân tình trong xã hội đương thời. Đồng thời cũng để cho ta theo đó mà ví von, học tập, thực hành, nhưng cũng lên án, phê phán… những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Trước hết khi bàn về đời người, ta thấy rằng từ xưa đến nay vấn đề về đời người, đặc biệt là về nguồn gốc của con người, của vạn vật, của sự sống

và cái chết là những vấn đề lớn luôn được đặt ra, nhất là khi con người bắt đầu có ý thức về bản thân mình, biết phân biệt với muôn loài, có ý thức về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Có thể nói, khi con người quan tâm đến các hiện tượng của tự nhiên, của quá trình hình thành vũ trụ cũng đồng thời là quá trình con người tìm mọi cách để giải thích xem nhờ đâu, hay nguyên nhân nào đã làm xuất hiện các giống loài trên trái đất, và đồng thời cũng chính là quá trình giải thích về nguồn gốc của con người và sự sống chết của con người. Sự hình dung về nguồn gốc con người và đời sống của con người trong tư duy của người Việt xưa rất đa dạng và phong phú khi con người đã tìm cách lý giải nguồn gốc của chính mình, nhận thức về những thói quen, luật tục cùng với những sinh hoạt xã hội cụ thể.

Khi lý giải về nguồn gốc con người, trong quan niệm của người Việt xưa vừa mang tính chất duy tâm hữu thần vừa chứa đựng tư tưởng duy vật chất phác. Họ cho rằng, bản thân con người cũng như vũ trụ và muôn loài là do Đấng Thần linh toàn năng, có quyền phép vô biên sáng tạo ra: “Trời đất

sinh ra ta”. Quan điểm này thoạt nhìn về mặt hình thức thì có vẻ duy tâm,

nhưng xét về mặt nội dung lại mang dáng dấp duy vật chất phác đã nói đến nguồn gốc của sự vật, hiện tượng. Trong quan niệm của người Việt xưa, con người là sản phẩm của giới tự nhiên, do trời đất sinh ra, nhưng là sản phẩm cao quý nhất, tinh túy nhất và hoàn mỹ nhất của tự nhiên: “Người ta là hoa đất”; “Người như hoa ở đâu thơm đó”.

Mặc dù những câu tục ngữ trên không nói gì đến nguồn gốc của con người, nhưng rõ ràng nội dung của nó đã toát lên được quá trình tiến hóa của thế giới vật chất – một quan niệm duy vật nói lên quá trình tiến hóa của tự nhiên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn trong đó con người là sản phẩm hoàn thiện nhất của thế

giới tự nhiên. Hoa đất chính là mạch sống của đất trời, cũng có thể nói hoa đất chính là con người. Là một sinh vật hoàn hảo nhất của vũ trụ, con người vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ - đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Đó không chỉ là thiên nhiên tự nó, mà còn là thiên nhiên cho nó. Trí tuệ đã đem lại cho con người sự tìm tòi, khám phá, những kiến thức ngày càng cao. Trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, bạt núi, ngăn sông, khai khẩn đất hoang, con người đã tin ở trí thông minh và sức lực của mình để cải tạo thế giới tự nhiên. Dường như mọi tinh hoa, vẻ đẹp đều hội tụ vào con người. Con người không chỉ là tâm điểm của trái đất mà còn là tâm điểm của vũ trụ. Như vậy, người Việt xưa đã hiểu rằng con người dù ở đâu, ở thời đại nào cũng là chủ nhân của những giá trị vật chất và tinh thần, là chủ thể của lịch sử. Cho nên họ rất quý trọng giá trị của bản thân mình và ý thức được rằng sự tồn tại của chính bản thân con người là vô giá, không gì có thể so sánh được: “Người sống hơn đống vàng”; “Người là vàng, của là ngãi”;

“Một mặt người hơn mười mặt của”.

Ngay cả thời kỳ sơ khai, con người đã biết săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi để tồn tại. Trải qua thời gian thì những phát minh được ra đời, những kinh nghiệm được đúc kết lại làm hành trang vững bước cho thế hệ sau. Cứ dần dần như vậy mà ngày nay, chúng ta đã được hưởng một thành quả lớn nhất là đời sống ổn định, có của ăn, của để, có cây trồng, vật nuôi phục vụ đời sống. Con người làm chủ trên trái đất, không có con người thì tất cả sẽ vô vị, lạnh lẽo. Dù có nhiều của cải đến đâu thì cũng chỉ là vô nghĩa vì không được con người khai thác, sử dụng. Nói tóm lại, người xưa đã khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực, giá trị của con người. Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.

Trong cuộc sống, điều mà con người quan tâm đó là số phận của mình sẽ như thế nào. Qua thực tiễn cuộc sống, bằng kinh nghiệm của mình họ hiểu

được rằng con người cũng nằm trong vòng sinh tử, có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi, đó như là một quy luật của tự nhiên: “Tre già, măng mọc”; “Rắn

già rắn lột, người già người tuột vô săng”.

Tuy nhiên khi nói đến số phận con người, người xưa lại có những quan điểm đối lập nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, con người có số phận. Số phận đó do trời ban, mọi sự giàu nghèo, sang hèn, phú quý kể cả sự sống chết của con người cũng do trời quyết định, sắp đặt từ trước. Con người không thể làm thay đổi số phận của mình. Trời tuy ở trên cao nhưng lại thông tỏ hết tất cả mọi việc diễn ra trong cuộc sống của con người. Như vậy, do trình độ nhận thức còn hạn chế, cuộc sống lại phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên nên từ trong suy nghĩ, họ đã thần thánh hóa sức mạnh của trời: “Giàu có mạng, sang có số”; “Trăm đường tránh chẳng khỏi số”. Chính quan điểm đó đã mang lại

cho con người tư tưởng bi quan, làm thui chột ý chí đấu tranh vươn lên của con người. Đây chính là mảnh đất để tư tưởng duy tâm phát triển, đồng thời giai cấp thống trị phản động trong xã hội lợi dụng làm vũ khí để củng cố và bảo vệ địa vị thống trị của mình. Bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng, sự sống và cái chết là việc của con người, do con người quyết định không liên quan gì đến trời. Họ cho rằng con người bằng sự cố gắng của mình có thể đấu tranh chống lại số trời để bảo vệ cuộc sống của mình, cho nên cần có thái độ lạc quan, tin tưởng vào bản thân và tương lai tươi sáng của mình. Sự nỗ lực hôm nay của bản thân là nguyên nhân thắng lợi của ngày mai: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Theo quan niệm này thì trời chỉ là một hiện tượng tự nhiên, số phận chỉ là sự tổng hợp của những nguyên nhân, những hoàn cảnh tốt, xấu do chính con người tạo ra trong cuộc sống. Do đó, con người có thể làm chủ được bản thân, làm chủ được vận mệnh của mình, bằng sự nỗ lực vươn lên của bản thân, con người hoàn toàn chiến thắng được số phận, làm nên sự nghiệp và

mang lại hạnh phúc cho mình.

Quan niệm về số mệnh của con người của người Việt xưa một mặt chịu sự quy định của điều kiện kinh tế - xã hội lạc hậu lúc bấy giờ, do trình độ nhận thức của người dân hết sức hạn chế và thấp kém. Nhưng mặt khác nó cũng chứng tỏ rằng trong lao động và bằng lao động của mình, người Việt xưa cũng đã biết tự mình vươn lên khắc phục số phận, khẳng định vai trò và vị trí của mình trong thế giới tự nhiên để làm chủ bản thân mình, không khuất phục trước sức mạnh của tự nhiên, của trời. Cũng chính nhờ đó, họ hiểu được rằng, con người tốt hay xấu, giàu hay nghèo, sang hay hèn không phải do trời quyết định mà là do hoàn cảnh sống, do chính quá trình lao động của con người quyết định. Chính hoàn cảnh và môi trường sống quy định nên dáng vẻ, tính khí của con người và cuộc sống của con người: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì

dài”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Nói đến quan niệm về đời người chúng ta không thể không nói đến quan niệm về cái chết của con người. Có thể nói, quan niệm về cái chết là một trong những tư tưởng tiến bộ, mang tính nhân văn sâu sắc nhất trong quan niệm về đời người của người Việt xưa được thể hiện trong ca dao, tục ngữ. Họ cho rằng mọi sự vật và hiện tượng kể cả con người đều có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi. Cho nên đời người ai rồi cũng phải chết, thế nhưng chết lúc nào và chết như thế nào mới có ý nghĩa, mới đáng tự hào. Họ hiểu rằng:

Sinh hữu hạn, tử vô kỳ. Cho nên là con người không thể tránh khỏi cái chết,

cha ông ta đã biết trân trọng và tôn vinh những cái chết vì nghĩa lớn, những cái chết chính nghĩa, nêu cao những tấm gương chiến đấu hi sinh vì tinh thần dân tộc. Đồng thời lên án những hành vi vô đạo đức, những người làm việc ác, sống dơ bẩn, gây hại cho xã hội. Là con người ai cũng ham sống, nhưng không phải sống bằng mọi giá. Sống phải có vật chất, nhưng cũng cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh thần, là tình thương và danh dự: “Có

xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”.

Với người lao động, đã sống thì phải sống có đạo đức, có nhân cách và sống thanh cao, nếu phải làm những việc dơ bẩn, đi ngược lại với đạo lý và lợi ích của dân tộc thì thà chết một cách vinh quang và trong sạch còn hơn:

“Chết trong hơn sống đục”; “Chết vinh hơn sống nhục”.

Đây là một bài học quý mang tính triết lý giáo dục sâu sắc về lẽ sống, quan niệm sống đã được người xưa đúc kết lại và đã được nhân dân lao động đồng tình và đề cao, trở thành cội nguồn cho tinh thần yêu nước, những phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta.

Người dân Việt Nam còn quan tâm đến vấn đề con người sau khi chết sẽ như thế nào. Ca dao, tục ngữ đã phản ánh khá rõ nét hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng, chết là hết. Đây là quan điểm tiến bộ, mang tính duy vật vì đã khẳng định rằng chỉ có một thế giới duy nhất, đó là thế giới trần tục mà con người đang sống, đang tồn tại hiện thực, cho nên con người phải sống có ý nghĩa. Họ không thừa nhận sự tồn tại của thế giới bên kia. Ngược lại có quan điểm cho rằng, con người sống chỉ là tạm bợ: “Sống gửi, thác về”. Họ tin tưởng vào sự tồn tại của thế giới bên kia, cho nên khi con người chết, thể xác mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Trong tiềm thức của người còn sống vẫn in đậm bóng hình người đã khuất, vì thế giữa người sống và người chết như có một sợi dây vô hình gắn chặt họ với nhau. Điều đó có thể được bắt nguồn từ tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng trong xã hội, trong điều kiện nền sản xuất xã hội còn thấp kém, trình độ nhận thức còn hạn chế, cuộc sống lại phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó giữa người với người đòi hỏi phải có sự phụ thuộc lẫn nhau, cùng “tương thân tương ái”, cùng “chung lưng đấu cật” giúp đỡ nhau trong sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, mối quan hệ giữa người với người ngày sâu sắc, gắn bó mật thiết với nhau hơn. Họ quan niệm chết không phải là hết, chết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sẽ ra ma, sẽ trở về với vũ trụ và cõi vĩnh hằng. Họ tin rằng có thế giới bên kia và sau khi chết, con người sẽ được đầu thai và tiếp tục cuộc sống ở thế giới đó, đó mới là thế giới vĩnh hằng của con người. Điều đó cắt nghĩa vì sao, người dân Việt sống nặng về tâm linh, thờ cúng tổ tiên, ông bà và những người thân đã mất. Quan niệm này, xét về mặt đạo đức, nó mang một ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con cháu thể hiện vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Đồng thời thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi chúng ta đối với gia đình, dòng họ. Chính điều đó làm nên nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đó chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn mang đậm tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta.

Tóm lại, triết lý về đời người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam là hiện hữu, nó có giá trị nhân văn cao thể hiện ở niềm tin và tình thương yêu mãnh liệt của con người. Tư tưởng triết lý ấy đã chi phối sự ứng xử của con người Việt Nam trong mọi mối quan hệ, mọi lĩnh vực của đời sống. Nó nói lên một điều

Một phần của tài liệu Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam (Trang 59 - 76)